Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi thực hiện thế nào

Rất nhiều mẹ quan tâm đến cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi vì cho rằng đây là giải pháp hiệu quả để giúp trẻ đi ngoài tốt nhất. Cùng tìm hiểu các cách sử dụng mồng tơi để hỗ trợ trẻ đi ngoài và lưu ý khi dùng thông qua bài viết sau đây.

1/ Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi

Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi là phương pháp sử dụng đặc tính nhớt của rau mồng tơi để kích thích vùng hậu môn giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Mồng tơi là rau có hàm lượng polysaccharide, chất nhầy có lợi cho nhu động ruột hoạt động dễ dàng, tốt cho hệ tiêu hóa của mọi thành viên trong gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà rau mồng tơi thường được khuyến cáo sử dụng dành cho người mắc táo bón để cải thiện tình trạng đi ngoài của mình. 

Một trong những cách đó phải kể để đến việc sử dụng lá mồng tơi để thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh. Cụ thể:

  • Lựa chọn 1 cọng mồng tơi non, không bị cứng, lá xanh rồi rửa thật sạch. Ngâm nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, lấy ra để ráo nước.
  • Lấy 1 lá rau mồng tơi sau đó tước dần dần lớp vỏ xanh bên ngoài của lá sao cho lộ lớp màng nhầy bên trong.
  • Cuộn tròn lá lại để mặt nhầy ra bên ngoài và từ từ đưa lá mồng tơi vào hậu môn của trẻ sâu khoảng 1 cm. Thực hiện ngoáy theo chiều kim đồng hồ nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây.
  • Lặp lại hành động này khoảng 5 lần với những lá mồng tơi khác để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.
  • Vệ sinh lại hậu môn cho trẻ bằng nước sạch và sử dụng khăn mềm lau khô. Mẹ có thể thấy hiệu quả của phương pháp này sau 1 đến 2 ngày thực hiện.

Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi

Sử dụng mồng tơi để kích thích vùng hậu môn hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng hơn

2/ Có nên dùng mồng tơi thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh không?

Với cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi đã được nói ở trên, chắc hẳn các mẹ cũng phần nào có câu trả lời về việc có nên sử dụng phương pháp này đối với trẻ hay không. Có một cách thức khác mà nhiều người sẽ áp dụng khi dùng lá mồng tơi trị táo bón đó là thông qua việc chế biến các món ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh 6 tháng đầu chưa đến giai đoạn ăn dặm nên việc cho trẻ ăn rau mồng tơi là không khả thi nên cách thụt hậu môn thường được nhiều gia đình sử dụng.

Về cơ bản, không nên lạm dụng cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi thường xuyên bởi:

  • Cách này áp dụng theo nguyên lý kích thích trẻ đi đại tiện do cảm giác buồn ở hậu môn nên áp dụng thường xuyên khiến trẻ mất đi cảm giác, khả năng tự rặn, tự đi ngoài của mình.
  • Trong một số trường hợp, trẻ sẽ bị phụ thuộc vào phương pháp dẫn đến việc đi ngoài không kiểm soát.
  • Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc thụt hậu môn bằng mồng tơi sẽ giúp trẻ hết táo bón. Thực tế thì cách này chưa chắc có tác dụng với trẻ sơ sinh hoặc nếu có thì chỉ với những trường hợp nhẹ, giảm bớt triệu chứng chứ không thể tìm ra chính xác nguyên nhân để điều trị dứt điểm.

Vì vậy, cách tốt nhất khi thấy trẻ có biểu hiện táo bón đó là mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tìm nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi

Không nên áp dụng thụt hậu môn với mồng tơi cho trẻ sơ sinh mà chỉ nên sử dụng các món ăn từ mồng tơi để giúp trẻ đi ngoài dễ dàng khi trẻ đã đủ tuổi ăn dặm

3/ Lưu ý khi thụt hậu môn cho bé bằng mồng tơi

Một số lưu ý khi áp dụng cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi mà mẹ cần nhớ có thể kể đến như sau:

Lựa chọn lá mồng tơi

Nên lựa chọn những lá rau mồng tơi non, vệ sinh và rửa thật sạch để tránh để vi khuẩn, virus có thể xâm nhập khiến tình trạng của trẻ trở nên nặng hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ 

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ thì thực đơn hàng ngày của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đi ngoài của trẻ. Vì vậy khi mẹ thấy trẻ có dấu hiệu táo bón, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của mình bằng cách bổ sung thêm nhiều loại rau củ có nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, không ăn đồ ăn sống, lạnh, cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ, …

Cho bé bú nhiều hơn

Mẹ nên chia nhỏ những lần bú và cho trẻ bú nhiều hơn để hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt hơn đồng thời giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, giảm bớt những căng thẳng, khó chịu trong giai đoạn trẻ bị táo bón.

Tạo không gian nghỉ ngơi cho trẻ

Một không gian thoáng mát, sạch sẽ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, có khoảng thời gian nghỉ ngơi để phát triển tốt nhất. 

Massage bụng cho trẻ

Một phương pháp nữa để giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt đó chính là mẹ nên thường xuyên vỗ ợ hơi, massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ để kích thích hoạt động của nhu động ruột hoạt động trơn chu, hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng. Chú ý massage nhẹ nhàng để trẻ không cảm thấy đau cũng như sợ hãi, khó chịu.

Đưa trẻ đến bệnh viện

Nếu thấy trẻ sơ sinh quá 5 ngày mà chưa thể đi ngoài, cách tốt nhất là mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị đúng cách.

Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ sử dụng Simbiosistem Bustine – men vi sinh đặc hiệu táo bón và loạn khuẩn đường ruột để hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Với thành phần từ hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209) đã được chứng minh lâm sàng có tác dụng khả năng hấp thụ chất xơ cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa và phát triển tốt, tránh được các bệnh đường ruột nguy hiểm.

Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi

Simbiosistem Bustine được sử dụng để hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Mong rằng bài viết về cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích về vấn đề chăm sóc trẻ khi mắc táo bón. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại gọi ngay đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí trong thời gian sớm nhất.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline