Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường

Phân của trẻ sơ sinh có nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau. Xác định hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường hay khác thường chắc hẳn đã làm nhiều ba mẹ bối rối. Nếu đã từng nhiều lần nhìn chằm chằm vào phân của trẻ một cách khó hiểu, vậy thì những thông tin dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ.

1/ Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường thế nào?

Mẹ có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường lại nhiều khi không bình thường chút nào theo góc nhìn của người lớn.

Phân su

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 1

Sau khi sinh, trong vài lần đi ngoài đầu tiên của trẻ, mẹ sẽ thấy chất bùn dính màu xanh đen như hắc ín, dầu động cơ. Đây được gọi là phân su, tạo thành từ chất nhầy, nước ối, tế bào chết và những thức khác mà bé ăn khi còn trong tử cung của mẹ.

Sau đó, khi được 2-4 ngày tuổi, phân của bé sẽ nhạt hơn, màu xanh hơi vàng và ít dính hơn. Điều này cho thấy đường tiêu hoá của trẻ đang hoạt động tốt, đã bắt đầu tiêu hoá sữa mẹ hay sữa công thức.

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 2

Trẻ bú sữa mẹ thường có phân màu vàng hoặc hơi xanh, dạng nhão hoặc kem, có thể lỏng đến mức giống như tiêu chảy, mùi hơi ngọt, có thể lấm tấm những đốm nhỏ như hạt.

Khi thấy phân trẻ xanh hơn bình thường, rất có thể mẹ đã ăn thức ăn gì đó khác với bình thường. Nhưng nếu trẻ không gặp bất kỳ triệu chứng nào khác thì mẹ không cần lo lắng quá.

Nếu phân bé có màu xanh tươi, sủi bọt trông giống như tảo thì thường do con đang bú nhiều sữa đầu – có hàm lượng calo thấp, và không đủ sữa cuối – giàu chất béo. Cũng có nghĩa là bé đã không được bú đủ lâu ở mỗi bên vú. Do đó để khắc phục điều này, mẹ nên bắt đầu cho bé bú trên bên vú mà mẹ đã kết thúc lần trước.

Phân của trẻ bú sữa công thức

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 3

Trẻ bú sữa công thức thường có phân đặc hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Ngoài ra, phân thường nhão giống bơ đậu phộng, màu dao động từ hơi nâu đến nâu vàng, nâu xanh. Khi mẹ đổi sữa công thức thì hình thức, mùi phân của bé cũng có thể thay đổi.

Phân trẻ được tăng cường chất sắt

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 4

Phân của trẻ uống sắt hay dùng sữa công thức tăng cường sắt có thể có màu xanh lá cây, xanh đậm hoặc thậm chí xanh đen. Điều này là bình thường nên mẹ không cần lo lắng quá nhé!

Phân của trẻ ăn dặm

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 5

Khi bắt đầu ăn dặm, làm quen với thức ăn đặc hơn, mẹ sẽ gần như thấy sự thay đổi trong phân của trẻ ngay lập tức, đặc biệt nếu trước đó trẻ đang bú mẹ hoàn toàn. Phân của trẻ sẽ đặc hơn bơ đậu phộng nhưng vẫn nhão, màu nâu hoặc nâu sẫm, nặng mùi.

Ngoài ra, tính chất phân và số lần đi ngoài của trẻ có thể thay đổi tuỳ thuộc vào những gì con ăn gần đây. Sẽ không có gì cần lo ngại trừ khi trẻ có vẻ căng thẳng, không đi vệ sinh được trong vài ngày.

2/ Những hình ảnh phân bất thường của trẻ sơ sinh

Tiêu chảy

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 6

Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường thường lỏng hơn bình thường và làm mẹ lo lắng liệu con có đang bị tiêu chảy hay không. Tuy nhiên, trẻ chỉ thực sự tiêu chảy khi tần suất phân tăng và tính chất phân lỏng hơn những ngày bình thường trước đó một cách đột ngột. Phân của bé có thể màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu.

Nếu kéo dài một thời gian mà không được điều trị, tiêu chảy có thể làm trẻ mất nước, nguy hiểm đến tính mạng. Nếu thấy một trong các dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa trẻ tới khám bác sĩ:

  • Có dấu hiệu mất nước: khóc không ra nước mắt, môi khô, tiểu ít hơn bình thường, buồn ngủ quá mức
  • Tiêu chảy không khỏi sau vài ngày
  • Có máu, chất nhầy trong phân
  • Sốt

Táo bón

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 7

Nếu phân của trẻ cứng thì con đang bị táo bón. Tình trạng này thường gặp ở những trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, tiếp xúc với thức ăn đặc nhưng lại không nhận được đủ chất xơ cần thiết. Lúc này, mẹ nên cho bé ăn thêm rau xanh, trái cây (lê, mận) và uống đủ nước để giúp làm mềm phân, bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Nếu tình trạng táo bón kéo vẫn tiếp tục kéo dài, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thuốc nhuận tràng với thành phần macrogol 3350 như PEGinpol cho bé. Hiện nay, các Hiệp hội Tiêu hoá trên thế giới khuyến nghị sử dụng macrogol 3350 là chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón ở trẻ vì hiệu quả và an toàn cao.

Phân có chất nhầy

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 8

Khi trẻ mọc răng, nước dãi ở miệng được tiết ra nhiều hơn và theo đường tiêu hoá ra ngoài theo phân. Từ đó trẻ cũng có thể đi ngoài ra chất nhầy trong phân.

Tuy nhiên, chất nhầy cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng hay dị ứng thực phẩm. Nếu đi kèm bất kỳ triệu chứng nào khác (tiêu chảy, sốt…) hoặc chấy nhầy có trong phân hơn 2 ngày, mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nhé.

Phân có máu

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 9

Mẹ nên gọi cho bác sĩ nếu nhận thấy:

  • Phân bình thường có màu đỏ: thường là dấu hiệu của dị ứng sữa bò
  • Phân táo bón có chút màu đỏ: rách hậu môn, trĩ
  • Tiêu chảy kèm theo máu màu đỏ: có thể là dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn do vi khuẩn

Trong một số trường hợp, nếu thấy phân của bẽ có lẫn những đốm nhỏ màu đen trông giống như hạt vừng, thường do bé đang bú mẹ và nuốt máu từ núm vú bị nứt, chảy máu của mẹ. Trường hợp này không nguy hiểm cho bé. Nhưng tốt nhất mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng đây không phải là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn (VD: chảy máu ruột…)

Phân màu trắng, bạc màu

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 10

Đây là trường hợp nguy hiểm mà mẹ cần lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế. Phân nhạt màu có thể là dấu hiệu của chứng teo hay tắc nghẽn đường ống dẫn mật từ gan đến túi mật. Nguyên nhân này hiếm gặp nhưng trẻ sẽ cần được phẫu thuật sớm để khắc phục tình trạng tắc nghẽn và cho hiệu quả điều trị cao hơn.

3/ Những lời khuyên để trẻ đi ngoài phân tốt

Để đường tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh, đi ngoài phân mềm đẹp, mẹ nên:

  • Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ, ít nhất cho tới khi bé được 6 tháng tuổi
  • Với những trẻ bú mẹ, mẹ cũng cần chú ý luôn ăn chín uống sôi,
  • Cho bé bú chậm, ợ hơi thường xuyên trong khi bú
  • Bế bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng 30 phút sau khi bú
  • Không lạm dụng, tự ý sử dụng kháng sinh
  • Massage bụng để hỗ trợ các cơ đường tiêu hoá, giảm khó chịu, giải phóng khí dư thừa

Bên cạnh đó, để hỗ trợ đường tiêu hoá của con khoẻ mạnh, hấp thu dinh dưỡng tốt và dự phòng các bệnh đường tiêu hoá thường gặp, mẹ có thể tham khảo bổ sung men xơ Simbiosistem Bustine cho bé.

Phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường - Ảnh 11

Sản phẩm với hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 và Lactobacillus plantarum Lp-115 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu…. Công thức độc quyền phối hợp cùng Orafti® – hỗn hợp chất xơ Inulin làm giàu oligofructose sẽ giúp trẻ đi phân mềm, ổn định hệ tiêu hóa.

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp mẹ dễ dàng phân biệt hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường và bất thường. Đặc biệt là biết thêm một vài mẹo nhỏ để trẻ tiêu hoá tốt, phân đẹp hơn. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Fb/Zalo của Buona nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.babycenter.com/baby-poop-photos
  • https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/baby-poop/faq-20057971
  • https://www.chop.edu/news/health-tip/scoop-infant-poop-normal
  • https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2021/07/newborn-poop-meconium

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline