Trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt có sao không? Mẹ cần làm gì?

Không ít ba mẹ thắc mắc về việc trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt có sao không, nhất là với những bé thường xuyên khóc, hay có biểu hiện này. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân thực sự của tình trạng này là gì, và mẹ cần làm gì trong trường hợp này nhé!

1/ Nguyên nhân trẻ khóc tím tái mặt

Trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt có sao không

Trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt hay còn gọi là cơn khóc lặng tím. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân sâu xa của các cơn khóc này. Nhưng trong đó có khoảng 1/3 trẻ em khóc lặng có liên quan tối tiền sử giai đình với các cơn khóc tương tự. Một số trẻ liên quan tới tình trạng thiếu sắt làm cơ thể không sản xuất đủ lượng hồng cầu cần thiết. Tuy nhiên, phần lớn các bé trải qua tình trạng này mà không có bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn nào.

2/ Biểu hiện của cơn khóc lặng tím tái mặt ở trẻ

Trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt thường hít sâu vào rồi nín lặng, không thở ra trong vài giây, miệng há rộng như muốn khóc nhưng không phát ra tiếng, sau đó mới thở ra. Cơn ngưng thở ngắn này khiến máu không được lưu thông, thiếu oxy nên trẻ bắt đầu đổi màu tím, dễ nhận thấy nhất ở những vùng da mỏng như môi, miệng, dái tai và móng tay. Một số ít có thể xuất hiện cơn cơ giật chân tay với tần suất chậm. Nhưng sau đó khoảng vài giây, khi cơn ngưng thở đi qua, trẻ hô hấp bình thường thì hồng hào và tỉnh táo trở lại. Cơn khóc này thường xuất hiện trong lúc trẻ bực bội, nhõng nhẽo, giận dỗi, sợ hãi hay khi bị chấn thương nhẹ.

3/ Trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt có sao không?

Trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt có sao không

Điều may mắn là những cơn khóc lặng khiến trẻ tím tái mặt mũi này thường không nguy hiểm hay gây tổn thương về lâu dài. Chúng thường đi qua sau 30-60 giây, khi trẻ hô hấp bình thường, bắt đầu khóc thì da cũng hồng hào trở lại nên mẹ không nên lo lắng quá nhé!

4/ Cần làm gì khi trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt?

Khi bé khóc tím tái mặt. Trước hết mẹ cần giữ bình tĩnh, đừng quá hoảng loạn vì cơn khóc lặng này thường sẽ kết thúc trong vòng 1 phút. Nên đặt trẻ nằm nghiêng và theo dõi các biểu hiện của con cho tới khi cơn khóc kết thúc.

Không nên đưa bất kỳ vật gì vào miệng trẻ, kể cả ngón tay để thông thoáng đường thở cho con vì điều này không cần thiết và có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cũng không nên lay gọi, lắc người hay hắt nước vào con.

Nếu con có biểu hiện co giật, mẹ cần giữ đầu, tay và chân của con, tránh không cho chạm vào các vật cứng, sắc nhọn để không bị thương. Nếu nghi ngờ bé bị chấn thương, mẹ cần đưa bé tới khám bác sĩ để được kiểm tra.

Hiện nay, cơn khóc lặng ở trẻ sơ sinh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu tình trạng kéo dài hơn 1 lần/tuần, trẻ cần được kiểm tra để loại trừ thiếu máu thiếu sắt. Việc bổ sung sắt có thể làm giảm tần suất và mức độ nặng của cơn khóc ở những trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung để việc bổ sung là đúng và đúng cách.

Trong một số ít trường hợp, cơn khóc lặng có thể không chỉ là cơn khóc lặng đơn thuần. Nếu trẻ co giật, người cứng đơ kéo dài hơn 1 phút và một lúc lâu mới hồi tỉnh sẽ cần được kiểm tra kỹ.

Chúng ta cũng cần phân biệt cơn khóc lặng đơn thuần với chứng động kinh vì các biểu hiện khá giống nhau. Để phân biệt, trong cơn co giật do động kinh, trẻ có thể tím tái trong và sau cơn co giật, không tím tái trước khi co giật như trong cơn khóc lặng. Đại tiểu tiện không tự chủ thường gặp trong co giật do động kinh, nhưng hầu như không gặp khi trẻ khóc lặng. Co giật do động kinh có thể xuất hiện cả khi trẻ ngủ, nhưng cơn khóc lặng chỉ xuất hiện khi trẻ thức.

Nhìn chung, khi trẻ khóc tím tái mặt, khóc lặng đi, mẹ nên quan sát kỹ các biểu hiện ở con và hỏi ý kiến bác sĩ để loại trừ các bệnh lý tim mạch hoặc thần kinh tiềm ẩn, nhất là với bé sơ sinh.

5/ Phòng tránh khóc tím tái mặt cho bé thế nào?

Trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt có sao không

Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn các cơn khóc tím tái, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chăm sóc bé tốt hơn để giảm thiểu nguy cơ chúng xuất hiện, hoặc diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn.

Mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi đầy đủ; tránh các tình huống khiến con cáu giận, đánh lạc hướng nếu bé có vẻ bực bội; giúp con cảm thấy an toàn, trấn an nếu con hoảng sợ. Trước một tình huống hay hoạt động mới, để bé không quá sợ hãi, mẹ nên giải thích kỹ cho con từ trước.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần học cách xử lý các cơn nóng giận của con thay vì nhượng bộ, vì khi nhượng bộ không hợp lý, chúng ta đang vô tình khuyến khích bé nổi nóng một cách thường xuyên hơn.

Khi con khóc lặng, tím tại. Sau đó mẹ hãy đối xử bình thường, tránh chú ý quá nhiều tới con, không trừng phạt hay khen thưởng vì điều này có thể củng cố hành vi dẫn tới cơn khóc.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ giải đáp được băn khoăn trẻ sơ sinh khóc tím tái mặt có sao không, đặc biệt là có thêm cho mình những kinh nghiệm xử trí khi tình trạng này xảy ra. Đừng quên theo dõi các biểu hiện của con và hỏi ý kiến bác sĩ để loại trừ các trường hợp bệnh lý nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline