Có những cách vệ sinh mũi không cần ngoáy nào mà bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà? Ngoáy mũi như một phản xạ tự nhiên để làm sạch khoang mũi, làm giảm cảm giác khó chịu do gỉ mũi gây ra, nhưng nó lại gây mất thẩm mỹ và thực tế không phải là cách vệ sinh mũi đúng cách.
1/ Những cách vệ sinh mũi không cần ngoáy
Theo một khảo sát đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ, có đến 91% người tham gia cho biết họ thường xuyên ngoáy mũi mỗi ngày. Đây không phải thói quen nguy hiểm nhưng nó cũng không hề tốt cho mũi. Hành động chọc ngoáy có thể làm tổn thương lớp niêm mạc ở mũi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu cam. Trong một số ít trường hợp, các vết xước lớn có thể để lại mô sẹo, mang đến rủi ro tắc nghẽn đường thở ở mũi.
Để có thể dần loại bỏ thói quen không tốt này, bạn có thể áp dụng các cách vệ sinh mũi không cần ngoáy dưới đây:
Rửa mũi cùng nước muối sinh lý/nước muối ưu trương 3%
Thực tế, gỉ mũi được hình thành từ các chất nhầy bên trong mũi. Chất nhầy được tiết ra để giữ ẩm cho niêm mạc mũi, làm ấm không khí trước khi xuống phổi và bắt dính bụi bẩn, vi khuẩn… và khi khô sẽ tạo thành gỉ mũi. Do đó, cách vệ sinh mũi không cần ngoáy đầu tiên mà chúng ta nên làm là rửa sạch mũi để loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn… và cả gỉ những mũi đã khô đó.
Bạn có thể rửa mũi bằng cách:
- Nhỏ nước muối sinh lý/ nước muối ưu trương 3%:
- Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối mỗi bên mũi, đợi 1 – 2 phút cho dịch nhầy được làm loãng rồi xì nhẹ để loại bỏ
- Lưu ý: nên sử dụng nước muối ưu trương 3% trong các trường hợp dịch nhiều, sổ mũi, nghẹt mũi. dịch mũi đặc, mũi sưng viêm… Nghiên cứu cho thấy, nước muối ưu trương 3% cho khả năng làm loãng dịch nhầy và loại bỏ các triệu chứng khó chịu ở mũi hiệu quả gấp 2 – 3 lần nước muối sinh lý 0,9% thông thường
- Xịt rửa mũi với chai xịt nước muối sinh lý/ nước muối ưu trương 3%: tương tự như dạng nhỏ nhưng dung dịch muối được đặt trong chai xịt phun sương. Khi sử dụng, dung dịch sẽ được phân tán thành các hạt sương nhỏ, đi sâu vào trong khoang mũi và tạo dòng chảy để cuốn trôi dịch nhầy, bụi bẩn… Nên sử dụng cách này khi việc nhỏ mũi kém hiệu quả hoặc khi bị sổ mũi, nghẹt mũi…
- Người lớn và trẻ từ 3 tuổi (hoặc tuỳ theo mức độ hợp tác): Giữ người hơi cúi, đầu hơi nghiêng sang một bên, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu xịt vào lỗ mũi trên, nhấn đầu xịt trong vài giây hoặc vài lần (tuỳ sản phẩm) để dung dịch muối khuếch tán vào bên trong. Nghiêng đầu sang phía bên kia và thực hiện tương tự với bên mũi còn lại. Đợi khoảng 1 – 2 phút khi dịch nhầy đã được làm loãng thì xì mũi, dùng khăn mềm lau sạch dịch nhầy chảy ra.
- Trẻ nhỏ: Rửa ở tư thế nằm nghiêng sang một bên, các thao tác còn lại tương tự
- Sử dụng bình rửa mũi (phương pháp tưới rửa mũi):
- Pha dung dịch muối theo hướng dẫn
- Giữ người hơi cúi về phía trước, đầu nghiêng sang một bên, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu vòi rửa vào mũi bên trên, bóp bình để dung dịch muối được giải phóng và chảy từ mũi bên này sang mũi bên kia, cuốn trôi dịch nhầy ra ngoài
- Nghiêng đầu sang phía bên kia và thực hiện tương tự với bên mũi còn lại
- Xì nhẹ để giải phóng nước muối hay dịch nhầy còn sót lại. Sau đó dùng khăn mềm lau khô
Lưu ý:
- Nên chọn bình rửa mũi với vòi móc thay vì vòi thẳng đứng để kiểm soát dòng chảy tốt hơn
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên sử dụng Rửa mũi voi Sol Spray-sol là dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, cho khả năng làm sạch sâu và áp lực được kiểm soát ổn định để an toàn cho bé. Tránh sử dụng bình rửa mũi hay xi lanh thì dịch rất dễ tràn sang tai
Giữ ẩm mũi
Khi mũi bị khô thì cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước mũi hơn, khiến chúng ta càng có cảm giác muốn ngoáy mũi. Do đó, khi khô mũi (thường gặp trong tiết trời khô hanh, khi sử dụng điều hoà liên tục) thì bạn nên cấp ẩm cho mũi, bằng các cách như:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
- Đặt một chậu nước trong phòng
- Uống nhiều nước
- Nhỏ mũi với nước muối sinh lý
Giữ tinh thần thoải mái
Ở một số người, căng thẳng, lo lắng khiến họ có xu hướng muốn ngoáy mũi nhiều hơn. Do đó, đừng quên giữ tinh thần thoải mái và ý thức khi mình đang ngoáy mũi để chấm dứt ngay hành động này bạn nhé.
2/ Khi nào cần vệ sinh mũi cho bé?
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các con rất dễ bị khụt khịt, nghẹt mũi, sổ mũi… cảm giác ngứa ngáy khó chịu làm bé dễ ngoáy mũi và hình thành thói quen không tốt này. Do đó, mẹ nên vệ sinh mũi cho bé khi:
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Hắt hơi nhiều
- Nhiều chất nhầy trong mũi
- Nhiều gỉ mũi
- Nhiễm trùng mũi họng
- Viêm xoang
- Viêm mũi dị ứng
- Môi trường nhiều khói bụi ô nhiễm
Để rửa mũi cho trẻ một cách hiệu quả, làm sạch mũi, thông thoáng đường thở nhanh chóng, bạn có thể tham khảo rửa mũi cho bé với Dung dịch muối ưu trương Nebial/ Nebianax 3%. Đây là sản phẩm dùng được cho mọi lứa tuổi, đặc biệt trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì hiệu quả và an toàn cao.
Bên cạnh hàm lượng muối cao 3%, Nebial/ Nebianax 3% còn có thêm Natri Hyaluronate dưỡng ẩm nên giúp bạn rửa mũi không bị cay, xót rát hay khô mũi, hỗ trợ quá trình phục hồi của niêm mạc mũi. Đặc biệt hiệu quả trong trường hợp cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng…
Hiện Dung dịch muối ưu trương Nebial/ Nebianax 3% có 3 dạng dùng tiện lợi:
- Hộp 20 ống nhỏ Nebial/ Nebianax 3%
- Chai xịt Nebial/ Nebianax 3% Spray
- Bộ dụng cụ xịt rửa mũi Nebial 3% Kit: 1 hộp 20 ống nhỏ Nebial/ Nebianax 3% và 1 dụng cụ rửa mũi Spray-sol
3/ Các tác hại khi vệ sinh mũi sai cách
Các cách vệ sinh mũi không cần ngoáy không chỉ giúp bạn dần loại bỏ được thói quen ngoáy mũi mất thẩm mỹ, mà còn ngăn được những tác hại khi vệ sinh mũi sai cách. Như ngoáy mũi sẽ vô tình mang theo vi khuẩn, virus, bụi bẩn từ bên ngoài vào mũi. Việc ngoáy mũi quá mạnh hay quá thường xuyên sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, chảy máu mũi.
Khi vệ sinh mũi thì bạn cũng cần chú ý thực hiện đúng thao tác. Và nếu dùng bình rửa thì cần chú ý chỉ bóp bình với lực vừa phải, không nên bóp quá mạnh vì áp lực dòng chảy lớn có thể làm dịch bị chảy sang tai và gây viêm tai giữa, lợi bất cập hại.
Ngoài ra, tuỳ từng tình trạng mà bạn cần vệ sinh mũi với tần suất khác nhau. Tại mũi chúng ta đã luôn có cơ chế của hệ miễn dịch để tống đẩy dịch nhầy cùng bụi bẩn. Do đó, bạn không nên lạm dụng rửa mũi quá nhiều, khiến mũi khô và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Trên đây là những cách vệ sinh mũi không cần ngoáy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Hãy thực hành thường xuyên và biến chúng thành thói quen tốt, để dần loại bỏ được thói quen ngoáy mũi xấu kia bạn nhé!