1 năm bổ sung kẽm mấy lần? Nên bổ sung vào giai đoạn nào?

Các bậc cha mẹ ngày càng quan tâm đến việc bổ sung vi chất cho trẻ, trong đó có kẽm. Vậy 1 năm nên bổ sung kẽm mấy lần? Bổ sung vào giai đoạn nào thì tốt và an toàn cho sức khỏe của trẻ?… Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ 1 năm bổ sung kẽm mấy lần?

1 năm bổ sung kẽm mấy lần?

Theo các chuyên gia nhi khoa, 1 năm nên bổ sung kẽm mấy lần cho trẻ, mỗi lần bao lâu còn tùy thuộc tình trạng thực tế của mỗi trẻ. Nhưng thông thường, các bé hay được bổ sung 2-3 lần, mỗi lần 2-3 tháng. Trong đó, nhu cầu kẽm thay đổi theo độ tuổi của trẻ: trẻ 6 tháng cần khoảng 2mg kẽm/ngày, trẻ 7 tháng – 3 tuổi cần 3mg kẽm/ngày, trẻ 4-8 tuổi cần khoảng 5mg kẽm/ngày.

Bên cạnh đó, trẻ nên được bổ sung kẽm các đợt ngắn khi tiêu chảy kéo dài, ốm dài ngày. Khi tiêu chảy, kẽm thường được bổ sung liên tục trong 14 ngày. Sử dụng kẽm không chỉ giúp giảm thười gian điều trị bệnh, đường tiêu hóa chóng phục hồi mà còn giúp giảm nguy cơ tiêu chảy tái phát. Kẽm cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chóng khỏe.

Như vậy, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ 2-3 lần x 2-3 tháng/năm và với các đợt ngắn khi con tiêu chảy hay ốm bệnh dài ngày. Nhưng tốt hơn, chúng ta nên cho bé đi khám bác sĩ để đánh giá tình trạng thực tế, thực hiện xét nghiệm nếu cần thiết và bổ sung sao cho phù hợp.

2/ Nên bổ sung kẽm cho bé vào giai đoạn nào?

Nên bổ sung kẽm cho bé vào giai đoạn nào?

Hầu hết trẻ em khỏe mạnh, chiều cao và cân nặng đạt chuẩn, có chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ và cân bằng các nhóm chất thì ít khi bị thiếu kẽm.

Tuy nhiên, chúng ta nên bổ sung kẽm dự phòng cho bé hàng năm, nhất là khi con có một trong các biểu hiện: chán ăn, nôn ói bất thường, rối loạn giấc ngủ, dễ dị ứng, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn đường hô hấp, giảm trí nhớ, chậm phát triển thể chất, hay gặp các vấn đề về da không rõ nguyên nhân, chậm lành vết thương, rụng tóc hoặc lông, viêm lưỡi.

Nếu thấy biểu hiện nào kể trên, mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để xét nghiệm, xác định trẻ có thiếu hụt kẽm hay vi chất nào khác không? mức độ thiếu hụt thế nào? Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bổ sung kẽm cho bé thế nào phù hợp nhất.

Mẹ hãy quan sát các biểu hiện sức khỏe của con để cân nhắc việc cho bé đi khám dinh dưỡng và bổ sung kẽm sao cho hợp lý. Nếu còn nhiều băn khoăn, mẹ có thể inbox tới Facebook/Zalo để Dược sĩ Buona có thể lắng nghe và hỗ trợ.

3/ Những lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé

Thiếu hụt kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ như biếng ăn, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp… Nhưng bổ sung kẽm cũng cần đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ.

Cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Thời điểm uống thuốc: nếu sản phẩm trẻ đang dùng ở dạng kẽm gluconate hay kẽm sulfat, nên cho bé uống sau ăn khoảng 30 phút để hạn chế tác động bởi thức ăn, tối ưu quá trình hấp thu của kẽm. Nếu dùng kẽm dạng bisglycinat chelate, với kẽm được bảo vệ thì có thể cho bé dùng ngay sau ăn vì kẽm không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, sinh khả dụng không bị ảnh hưởng.

Tương tác với sắt: kẽm và sắt có thể tương tác cạnh tranh với nhau khi được sử dụng cùng lúc. Do đó, chúng ta nên dùng 2 sản phẩm này cách nhau ít nhất 2 giờ.

Tương tác với canxi: canxi có thể làm tăng bài tiết kẽm qua nước tiểu, làm giảm lượng kẽm được hấp thu vào cơ thể. Do đó, chúng ta cũng nên dùng kẽm và canxi cách nhau ít nhất 2 giờ.

Bổ sung đúng liều: thiếu kẽm hay thừa kẽm đều không tốt cho sức khỏe của trẻ. Thừa kẽm cũng có thể làm bé tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi, ức chế hấp thu đồng… Do đó, chúng ta cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ để bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ.

Bảo quản sản phẩm đúng cách: thông thường, các sản phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng thoáng mát, nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Mẹ nên đọc thêm trên nhãn để biết cách bảo quản riêng của sản phẩm mà mình đang dùng.

Bổ sung kẽm cho bé từ thực phẩm

Bổ sung kẽm không thay thế cho chế độ ăn các thực phẩm giàu kẽm: trẻ vẫn luôn cần nhận được kẽm qua thức ăn. Các thực phẩm giàu kẽm mà mẹ có thể tham khảo thêm vào thực đơn cho trẻ như: tôm, hàu, sò, gan lợn, thịt bò, lươn, sữa và các sản phẩm từ sữa…

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ 1 năm bổ sung kẽm mấy lần, và nên bổ sung kẽm cho bé vào giai đoạn nào. Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam còn khá cao do chế độ ăn chưa đầy đủ, trẻ biếng ăn, chỉ ăn một số thực phẩm nhất định. Vì vậy, hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là kẽm để con có sức đề kháng khỏe mạnh, phát triển tối ưu nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline