Ống hít mũi có hại không mà nhiều người sử dụng đến vậy? Loại tinh dầu này đặc biệt có tác dụng gì và liệu các phụ huynh có thể cho trẻ dùng không? Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất về ống hít mũi.
Chúng ta đôi khi bắt gặp nhiều người thường dùng một ống nhựa trắng nhỏ đưa gần đến mũi như một cách để giảm triệu chứng nghẹt mũi và khó thở. Dụng cụ này được gọi là ống hít mũi.
Trên thị trường, ống hít mũi có nhiều loại, như chứa tinh dầu bạc hà, dầu long não hay dầu khuynh diệp. Một số loại khác chứa các chất thông mũi mạnh như oxymetazoline, pseudoephedrine hoặc ephedrine. Xem xét những tác hại của ống hít mũi không chỉ dựa vào yếu tố tần suất sử dụng, mà còn tùy thuộc vào loại tinh dầu nó chứa sẽ gây ra hiện tượng gì.
1/ Sử dụng ống hít mũi có hại không?
Rõ ràng, bất kỳ một loại sản phẩm nào đều có mặt lợi và mặt hại. Vậy nên, ống hít mũi có thể mang đến nhiều tác dụng tích cực, song cũng không thể ngoại trừ khả năng gây ra tác dụng phụ cho người dùng. Việc ống hít mũi có hại không là hoàn toàn phụ thuộc vào cách mà người bệnh sử dụng, cụ thể ở đây là tính hợp lý.
Ống hít mũi có hại cho trẻ em khi dùng thường xuyên
Có thể khẳng định ngay ống hít mũi có hại nếu người dùng “lạm dụng” nó đặc biệt là đối với trẻ em. Điều này nghĩa rằng họ sử dụng ống hít mũi quá thường xuyên và không hợp lý so với tình trạng cơ thể. Tùy thuộc vào mỗi loại tinh dầu mà ống hít mũi có thể gây ra những tác dụng tiêu cực như sau nếu sử dụng quá nhiều:
+ Tinh dầu bạc hà: Gây nghẹt mũi do hành động kích thích ở mũi, có thể gây chóng mặt, cử động mắt bất thường, ảo giác, lờ đờ, thậm chí hôn mê
+ Dầu long não: Gây kích ứng trong miệng/ cổ họng, đau bụng, buồn nôn, thậm chí kích động và co giật nếu ngộ độc tinh dầu.
+ Chất thông mũi mạnh: Mặc dù làm giảm nhanh chứng nghẹt mũi nhưng sử dụng lâu dài có thể làm hỏng mô mũi, khiến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn.
Ngoài những tác dụng phụ trên, ống hít mũi còn có thể gây ra biểu hiện chảy nước mũi, nhức đầu, chóng mặt, khó ngủ và tăng nhịp tim… nếu người dùng lạm dụng. Nhiều chuyên gia sức khỏe còn cho biết, dùng nhiều ống hít mũi còn khiến bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Lúc này, lượng hóa chất có hại vào phổi và khiến cơ thể khó kiểm soát suyễn hơn.
Ống hít mũi có gây nghiện không
Ống hít mũi có hại không có nghĩa là chứa thành phần gây hại hay gây nghiện. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sản phẩm này có thể tạo thành thói quen và nhiều người bắt đầu có hiện tượng không thể rời xa ống hít mũi.
Một khi đã trở thành thói quen không thể thiếu ống hít mũi, người dùng có thể sẽ gặp triệu chứng viêm mũi nghiêm trọng, hoặc niêm mạc mũi bị tổn thương. Thậm chí, có người đã mất tới nhiều tháng để loại bỏ tác dụng của ống hít mũi khi liên tục sử dụng nó quá lâu rồi gặp phải vấn đề sức khỏe.
2/ Ống hít mũi có tác dụng gì
Ống hít mũi được biết đến với công dụng làm giảm triệu chứng nghẹt mũi và khó thở. Loại tinh dầu này mang đến cảm giác có luồng khí đi qua mũi khiến việc thở ra hít vào trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số tác dụng phổ biến của ống hít mũi:
+ Giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở
+ Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản….
+ Mang đến cảm giác dễ chịu hơn
Để đảm bảo an toàn và không gặp phải tác dụng phụ do ống hít mũi gây ra, chúng ta chỉ nên sử dụng ống hít mũi tối đa 3 lần/ 1 ngày, và không sử dụng liên tục quá 5-7 ngày. Trong trường hợp sử dụng ống hít mũi được 1 tuần, nhưng vẫn chưa thấy tình trạng nghẹt mũi giảm hẳn, người bệnh nên tới cơ sở y tế khám để được điều trị phù hợp.
3/ Giải pháp xử lý nghẹt mũi cho bé thay thế ống hít mũi
Việc sử dụng ống hít mũi có hại không chỉ đối với người lớn, mà còn ở trẻ nhỏ nếu chúng sử dụng quá nhiều khi cơ thể còn chưa có sức chịu đựng tốt. Vì vậy, để tránh nguy cơ khiến tình trạng nghẹt mũi và bệnh lý của con trở nên trầm trọng hơn, các phụ huynh nên cân nhắc thực hiện một số giải pháp thay thế xử lý nghẹt mũi an toàn cho bé.
Rửa mũi bằng nước muối
Nước muối sinh lý và nước muối ưu trương được cho là an toàn đối với trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Các mẹ có thể giỏ 2-3 giọt vào lỗ mũi con, nhưng chú ý không sử dụng nước muối quá 4 ngày liên tiếp để tránh nguy cơ làm tình trạng viêm mũi tồi tệ hơn.
Mẹ có thể tham khảo sản phẩm nước muối ưu trương Nebial 3% đến từ thương hiệu Buona của Italia. Đây là dung dịch nước muối có chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp trên ở trẻ em. Sản phẩm đạt hiệu quả cao với những hiệu quả vượt trội so với nước muối sinh lý thông thường.
Tham khảo ngay sản phẩm: Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé
Sử dụng bóng hút mũi
Bóng hút mũi có khả năng hút chất nhầy từ mũi giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Trước khi dùng bóng hút mũi, các mẹ nên nhỏ 2 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi cho bé để làm lỏng chất nhầy.
Lưu ý không thực hiện hút mũi cho con quá 3-4 lần trong ngày, vì dụng cụ này có thể gây kích ứng niêm mạc mũi.
Cho bé xông hơi
Cho con ngâm trong chậu nước ấm một thời gian ngắn. Hơi nước có thể giúp chất nhầy trong mũi lỏng hơn và làm bé thở dễ dàng hơn. Xông hơi cũng là một cách giúp giảm ho, tức ngực và còn hỗ trợ tốt trong việc điều trị viêm thanh quản ở trẻ.
Bật máy giữ ẩm không khí
Máy giữ ẩm không khí có thể giúp bé bớt đau rát và giảm triệu chứng nghẹt mũi. Nên đặt máy này ở khoảng cách sao cho sương có thể bay đến chỗ con. Phụ huynh cần thay nước trong máy mỗi ngày để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Một số mẹo chữa nghẹt mũi khác
Ngoài những cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả ở trên mà không cần dùng ống hít mũi, phụ huynh có thể tham khảo các mẹo chăm sóc con như sau:
+ Kê cao đầu trẻ khi nằm: Việc làm này có thể giúp làm giảm nghẹt mũi và chất nhầy nhanh chóng ra khỏi xoang
+ Cho trẻ uống nhiều nước: Nước có thể làm loãng chất nhầy trong mũi và làm giảm nghẹt mũi, do vậy, các mẹ nên cho con uống đủ nước chia thành nhiều ngụm nhỏ trong suốt một ngày.
+ Dạy con hỉ mũi: Hãy làm mẫu hỉ mũi để con bắt chước thực hiện, điều này giúp chất nhầy trong mũi liên tục được đưa ra bên ngoài, mang lại cảm giác thở dễ chịu hơn.
Nhìn chung, ống hít mũi có hại không là do cách sử dụng của từng người. Điều cần phải bận tâm là chúng ta không nên lạm dụng nó để giảm triệu chứng khó thở hay nghẹt mũi. Thay vào đó, hãy dùng ống hít mũi trong tầm kiểm soát và đúng thời gian được khuyến cáo để không gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm. Các phụ huynh có thể áp dụng một số giải pháp xử lý nghẹt mũi cho trẻ hữu hiệu hơn việc dùng ống hít mũi vì cơ thể bé còn non và yếu, khó có thể thích nghi được mùi của tinh dầu.