Chắc hẳn rằng tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi luôn khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu vì không biết tại sao và từ đâu lại có các dấu hiệu này ở bé yêu nhà mình. Và cách điều trị là gì? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viêt sau đây.
1/ Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ trong 6 tháng đầu đời khi đường hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện. Khi trẻ hay có tình trạng thở khò khè mà không chảy nước mũi có thể là do một số bệnh lý như dị tật ở phổi, phế quản, bệnh liên quan đến đường hô hấp, bẩm sinh hoặc có dị vật.
Biểu hiện mà các mẹ có thể để ý tới đó là khi trẻ thở sẽ tạo ra những âm thanh lạ hoặc tiếng khò khè, nhịp thở không đều như tiếng ngáy nhẹ nhưng không có nước mũi chảy ra. Để phát hiện ra hiện tượng này ở trẻ, bố mẹ có thể ghé sát tai vào mũi của bé để nghe được tiếng thở khò khè của trẻ để phát hiện những bất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ cần dùng ống nghe để biết được chính xác tình trạng hô hấp của bé.
Tình trạng trẻ thở khò khè nhưng không có nước mũi biểu hiện cho các bệnh lý về đường hô hấp dễ hình thành khi bé ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới để tránh trường hợp không thể chữa trị kịp thời khiến bé dễ gặp phải các bệnh mạn tính.
Một số trường hợp bé cần bác sĩ sử dụng ống nghe để phát hiện bệnh lý
2/ Tại sao bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi và bố mẹ nên hiểu rõ tại sao lại có những tình trạng này để có thể có những giải pháp phù hợp nhất đối với tình trạng sức khỏe của con.
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè tuy chỉ thể hiện qua một số biểu hiện hơi thở của con nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó mà phụ huynh không nên bỏ qua. Cụ thể:
– Do viêm phổi, viêm phế quản:
Đây là bệnh dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do sức đề kháng của bé còn yếu đẫn đến hệ hô hấp dễ bị nhiễm trùng gây ra tổn thương ở phế quản và phổi. Tình trạng này sẽ kéo theo dịch nhầy tuy không khiến bé chảy nước mũi nhưng kéo theo việc trẻ thở khò khè, suy hô hấp.
– Do hen suyễn:
Đối với những trẻ bị hen suyễn thì hệ hô hấp của trẻ đặc biệt nhạy cảm với: phấn hoa, lông động vật, mùi hương… khiến không khí ở thanh quản dễ bị tắc nghẽn làm hình thành nên các tiếng khàn khi thở. Ngoài ra đây cũng là dấu hiệu của bệnh viêm thanh phế quản gây phù nề cho thanh quản khiến đường dẫn khí bên dưới dây thanh hẹp lại hình thành nên những tiếng khò khè khi thở ở trẻ.
Bé khò khè nhưng không chảy nước mũi do hen suyễn sẽ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh
– Do trào ngược dạ dày, thực quản:
Khi trẻ bị trào ngược dạ dày trong quá trình tiêu hóa, một sữa/thức ăn đã tràn lên phổi gây sưng đường hô hấp khiến trẻ thở không được bình thường mà sẽ kèm theo đó là những tiếng khò khè. Điều này khiến các bậc phụ huynh đặc biệt cần chú trọng cách cho trẻ ăn sao cho trẻ có thể tiêu hóa và hấp thụ một cách tốt nhất.
– Do cảm lạnh, cúm:
Tình trạng này do hệ hô hấp của trẻ bị nhiễm trùng gây ra cảm cúm khiến bé thở khò khè và ho. Ngoài ra, các dấu hiệu kèm theo có thể là quấy khóc, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
Vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu nên khi thời tiết giao mùa, hoặc gặp sự chênh lệch đột ngột cũng khiến trẻ dễ dàng mắc cảm lạnh cảm cúm. Tuy là những bệnh nhẹ không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng của bố mẹ với tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi khi cảm cúm.
– Do ngạt mũi sơ sinh:
Với một số bé không chảy nước mũi nhưng thở khò khè có thể là do ảnh hưởng của các dịch nhầy trong mũi của bé khi ở trong bụng mẹ chưa được làm sạch hoàn toàn. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở một số trẻ sơ sinh (từ 8 tuần tuổi trở xuống) gây thở khò khè nhưng không có nước mũi kèm theo. Một số trường hợp có thể xảy ra với trẻ sinh non.
– Do vướng dị vật trong mũi:
Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm khi mũi trẻ vướng các dị vật trong quá trình chơi đồ chơi, nghịch ngợm. Có thể do vô tình hoặc cố ý tuy nhiên sẽ gây ra những tình trạng nguy hiểm khi dị vật không được lấy ra khỏi mũi trẻ trong thời gian sớm nhất.
Tham khảo thêm: nguồn gốc nước mũi từ đâu ra mà có
3/ Biện pháp xử lý khò khè cho trẻ hiệu quả
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý khi bé thở khò khè nhưng không có nước mũi bởi đây có thể là dấu hiểu của những căn bệnh nghiêm trọng. Khi được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe của bé sẽ được đảm bảo cũng như không gặp các bệnh mãn tính, khó chữa về sau.
Một số phương pháp mà cha mẹ nên áp dụng để xử lý khò khè cho trẻ hiệu quả mà đơn giản có thể được kể đến:
– Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày:
Khi bé thở khò khè và to thường có cảm giác rất khó chịu trong người. Chính vì vậy, mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn cho bé để bé có thể dễ dàng hấp thu hơn, không gặp phải tình trạng chán ăn gây mất sức nhằm đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
– Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Khi thấy bé thở khò khè, mẹ cần vệ sinh mũi họng cho bé thật sạch nhằm hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý mà trẻ đang gặp phải. Việc đảm bảo cho mũi luôn sạch cũng là tiền đề để trẻ có thể hô hấp một cách dễ dàng hơn.
Vệ sinh mũi cho trẻ là việc vô cùng cần thiết
Đối với những trường hợp trẻ đang bị viêm mũi họng khiến hơi thở khò khè, mẹ cần sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho con 2 lần/ngày. Nhỏ 2-3 giọt vào lỗ mũi của con hoặc sử dụng gạc sạch thấm nước muối nhẹ nhàng làm sạch mũi cho con. Kết hợp với mát xa mũi nhẹ nhàng để chất nhầy cứng trong mũi có thể long ra dễ dàng.
Dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% nhỏ dạng ống là sản phẩm được các phụ huynh tin dùng nhất hiện nay bởi sự ưu việt của chúng trong việc chăm sóc sức khỏe đường hô hấp của bé. Đây là dung dịch dịch được đánh giá an toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi giúp trẻ giảm khô mũi, nghẹt mũi …
Dung dịch nước muối ưu trương 3% an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp
– Hút mũi:
Sau khi nhỏ nước muối sinh lý cho bé, các mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ hoàn toàn các chất dịch nhầy trong mũi là nguyên nhân khiến bé thở khò khè. Nên chú ý rằng các thao tác phải thật nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi của bé.
– Giữ ấm vùng cổ, ngực cho bé:
Nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, việc này sẽ giúp cho trẻ tránh được các bệnh cảm cúm, cảm lạnh là nguyên nhân gây ra tình trạng khò khè ở trẻ.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà và các bước thực hiện chi tiết để hiểu rõ hơn về cách xử lý tình trạng này cho con.
Mong rằng bài viết về bé thở khò khè nhưng không có nước mũi đã phần nào giúp các phụ huynh dễ dàng hơn trong việc thấu hiệu tình trạng sức khỏe của con mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể liên lạc đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí!
Tham khảo thêm: Cách xử lý khi bé thở khò khè bằng 4 mẹo chăm sóc đơn giản