Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng là một tình trạng khá phổ biến mà các bé có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời. Không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ cần phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của con và chủ động hơn trong việc khắc phục cùng phòng tránh tình trạng bé khò khè ở cổ một cách phù hợp, an toàn và hiệu quả.
1/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng
Dấu hiệu đặc trưng nhất khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng chính là sự bất thường trong tiếng thở của bé. Cụ thể là tình trạng tiếng thở của bé phát ra ở cổ họng với các âm sắc tương đối trầm. Nghe như tiếng rít và thường rõ nhất ở thời điểm bé thở ra. Các tiếng thở của bé thường không đều, bị mắc đờm và dịch ở cổ họng, đôi khi sẽ bị nhầm lẫn với tiếng ngáy. Cha mẹ có thể nhận biết được tình trạng bé khò khè ở cổ thông qua việc áp sát tai gần miệng của bé.
Thông thường, tình trạng bé sơ sinh khò khè ở cổ không xuất hiện đơn lẻ mà hay đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác. Điển hình như ho, có đờm ở cổ họng, khó thở, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi….
2/ Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng do đâu?
Trẻ sơ sinh thường là đối tượng hay mắc phải chứng khò khè ở cổ nhất do hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện, phế quản còn khá nhỏ và dễ bị tắc nghẽn. Cộng thêm nữa là hệ miễn dịch còn yếu, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh khiến cho phế quản bị phù nề, co thắt và tăng tiết dịch nhầy. Một số nguyên nhân làm gia tăng những nguy cơ kể trên bao gồm:
Khò khè ở họng do hen suyễn
Hen suyễn, hay hen phế quản là một bệnh đường hô hấp gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng. Kèm theo đó là một số triệu chứng như khó thở, thở dốc, ho có đờm, đau và tức ngực…Thông thường, các triệu chứng của bệnh hen suyễn sẽ nặng hơn vào ban đêm, khi thay đổi thời tiết hoặc khi bé vô tình tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.
Do viêm họng, viêm phế quản
Phần lớn các trường hợp bị ho và thở khò khè ở cổ họng ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ các viêm nhiễm xảy ra ở đường hô hấp. Điển hình như cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…
Khi mắc phải các bệnh lý này, vùng cổ họng và mũi sẽ bị ứ đọng dịch nhầy khiến cho việc lưu thông không khí bị cản trở. Kết quả là bé tạo ra âm thanh khò khè khi thở. Kèm theo đó là tình trạng ho có đờm, sổ mũi, nước mũi đặc quánh màu vàng hoặc xanh, sốt nhẹ,…
Trẻ sơ sinh bị khò khè cổ họng do dị ứng
Nếu thấy trẻ sơ sinh thở khò khè ở cổ họng, một nguyên nhân mà mẹ cũng nên xem xét tới là dị ứng. Nếu bé tiếp xúc với một tác nhân dị ứng nào đó ngoài môi trường, cơ thể lập tức tạo ra phản ứng co đường thở lại. Điều này sẽ làm hẹp đường thở của bé và dẫn tới tiếng khò khè ở bé khi thở ra. Một số triệu chứng đi kèm khi bé bị dị ứng bao gồm hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho có đờm hoặc ho khan.
Do trẻ bị trào ngược thực quản
Trào ngược thực quản là tình trạng các dịch dạ dày cùng axit trào lên phía thực quản. Một lượng nhỏ có thể vô tình hít vào trong phổi. Điều đó khiến cho đường hô hấp của bé bị kích ứng, sưng viêm. Kết quả là hình thành đờm ở cổ họng khiến trẻ sơ sinh bị khò khè cổ họng.
Một số nguyên nhân khác khiến bé khò khè ở cổ
Bên cạnh những bệnh lý kể trên, trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Mềm sụn thanh quản
- Bệnh tim bẩm sinh
- Có khối u ở đường hô hấp
- Có dị vật tại đường thở
- Bệnh lao
- Phù phổi
Ngoài ra, nếu đang có những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như để quạt thốc thẳng vào người bé, cho bé ăn quá nhiều, ăn ở tư thế nằm,…thì cha mẹ cũng đang vô tình gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý gây ra tình trạng ho và thở khò khè ở trẻ sơ sinh.
Tham khảo thêm bài viết: hiện tượng thở dài ở trẻ em là bệnh gì
3/ Khi bé khò khè ở cổ có sao không?
Nếu như tình trạng thở khò khè tại cổ họng được cải thiện nhanh chóng sau khi bé được sạch mũi và thông thoáng đường thở thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm và kéo dài, bé sẽ dần trở nên mệt mỏi, khó chịu, hay quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ. Kèm theo đó là chán ăn, ăn không ngon, biếng ăn,..
Không dừng lại ở đó, trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý viêm nhiễm nguy hiểm ở đường hô hấp. Nếu không sớm phát hiện và được thăm khám kịp thời, các bệnh lý này sẽ ngày một nặng hơn với những diễn biến khó lường làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé về sau.
Cụ thể hơn, việc chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị có thể kéo theo hàng loạt các biến chứng nặng nề như xẹp phổi, suy hô hấp và nghiêm trọng nhất là viêm phổi. Ở trẻ sơ sinh, viêm phổi chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng áp xe phổi, tràn dịch màng phổi và nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
4/ Khi bé bị khò khè ở cổ phải làm sao?
Bé sơ sinh khò khè ở cổ khiến cho không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng. Nếu như chưa biết phải làm gì, cha mẹ có thể tham khảo một số cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh dưới đây:
– Tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng và ho rất đa dạng. Nếu không biết rõ nguyên nhân mà tự ý xử lý tại nhà là rất nguy hiểm. Bởi vậy, việc đưa bé đi khám sẽ giúp xác định được chính xác nguyên nhân và có cách điều trị sao cho phù hợp và đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy tình trạng thở khò khè kèm theo một số triệu chứng lạ như: nôn mửa, sốt cao, khó thở, thở gấp, đa trở nên tím tái, xanh xao, bé thở khò khè và ho kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 – 3 tuần….
– Chế độ ăn uống khi bé khò khè ở cổ
Đối với trẻ sơ sinh, việc tăng cường bổ sung sữa mẹ là đặc biệt hữu ích. Điều này sẽ bổ sung năng lượng để bé không bị mệt mỏi. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng có khả năng tăng cường sức đề kháng cho bé. Nhờ vậy, tình trạng ho và thở khò khè ở trẻ sơ sinh cũng được cải thiện đáng kể.
Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé uống nhiều nước ấm cũng rất có ích trong việc làm loãng đờm ở cổ họng cũng như làm dịu, làm ẩm vùng cổ họng đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và chia làm nhiều bữa trong ngày để tránh gây áp lực lên thực quản, dạ dày của bé.
– Cách chữa khò khè có đờm bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý là một giải pháp cải thiện nhanh chóng tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè ở cổ họng. Cha mẹ có thể nhỏ mũi cho bé 2 – 3 lần/ngày. Nước muối sinh lý sẽ làm loãng và loại bỏ đờm, dịch nhầy. Từ đó làm thông thoáng đường thở và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trong mũi hay cổ họng.
Bên cạnh nước muối sinh lý, nhiều mẹ còn lựa chọn nước muối ưu trương Nebial 3% để vệ sinh mũi và giảm khò khè cho bé. Sự kết hợp giữa NaCl 3% cùng Natri Hyaluronate giúp tối ưu hóa hiệu quả làm sạch, kháng khuẩn và giảm tắc nghẽn ở mũi, họng nhưng vẫn đảm bảo hoàn toàn êm dịu và không làm khô rát niêm mạc mũi của bé.
– Những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng như
Ngoài những biện pháp kể trên, cha mẹ cũng nên tham khảo thêm một số cách chữa khò khè có đờm cho trẻ cũng rất hiệu quả như sau:
- Massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn đều vùng ngực và cổ cho bé sẽ giúp bé dễ thở, bớt khò khè và ngủ ngon hơn.
- Chườm khăn ấm giúp hạ sốt cũng như thuyên giảm tình trạng ho và thở khò khè ở trẻ sơ sinh.
- Giữ ấm cho cơ thể của bé, đặc biệt là ở vùng mũi, ngực và cổ.
- Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá cùng các tác nhân có khả năng gây dị ứng như mạt bụi, phấn hoa hay lông vật nuôi trong nhà.
Tham khảo thêm: Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em
Bên cạnh đó, cha mẹ lưu ý không tùy tiện áp dụng các bài thuốc chữa bệnh dân gian như chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ, lá trầu không hay tỏi,… Đồng thời, tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa có sự tham vấn của bác sĩ.
Trên đây là sơ lược những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng. Hy vọng nó đã giúp ích cho cha mẹ trong việc chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của con yêu một cách toàn diện nhất.
Để tìm hiểu thêm về các kiến thức và sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh cùng trẻ nhỏ tại Buona, cha mẹ đừng ngại mà liên hệ ngay tới tổng đài 0974 402 860 để sớm nhận được phản hồi nhé!
Tham khảo thêm:
– 6 Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ em hiệu quả nhanh chóng
– Bé có đờm ở cổ nhưng không ho do nguyên nhân gì? Nguy hiểm không?
– Nhận biết các tiếng thở bất thường ở trẻ em để điều trị đúng cách
– Cách xử lý khi bé thở khò khè bằng 4 mẹo chăm sóc đơn giản
– Bị vướng đờm ở cổ họng là bệnh gì? Cần phải làm gì để khắc phục