Hiện tượng thở dài ở trẻ em là bệnh gì? Cách xử lý an toàn cho bé

Chắc hẳn khi thấy hiện tượng thở dài ở trẻ em, nhiều người sẽ nghĩ rằng đó chỉ là biểu hiện bình thường và ít ai biết rằng khi điều này xuất hiện nhiều lần, nó có thể gây ra những tác hại vô cùng “tồi tệ”. Cùng tìm hiểu về thở dài cũng như cách xử lý hiện tượng này thông qua bài viết sau đây.

1/ Hiện tượng thở dài ở trẻ em

Hiện tượng thở dài ở trẻ em là khi trẻ có một hơi thở sâu gấp đôi so với hơi thở bình thường. Theo khoa học, đây là cách để kéo dãn khoảng cách giữa 2 lá phổi, làm phồng các phế nang có tác dụng ngăn ngừa các túi khí xuất hiện bên trong phổi, bảo vệ và củng cố chức năng phổi hiệu quả.

Trẻ thở dài đôi lúc có thể nhận thức được hơi thở sâu của mình tuy nhiên đa số mọi người và ngay cả trẻ thường sẽ có xu hướng không kiểm soát được thời điểm phát ra hơi thở dài đó. Theo một số thống kê, cứ 1 giờ, người bình thường sẽ tạo ra khoảng 12 nhịp thở dài, tức 5 phút 1 lần. Điều này là hoàn toàn bình thường và có vai trò quan trọng trong việc giúp phổi hoạt động tốt hơn.

hiện tượng thở dài ở trẻ em

Trẻ thở dài là hiện tượng hoàn toàn bình thường 

Tình trạng xuất hiện mang ý nghĩa biểu hiện của cảm xúc, tình cảm, có thể là cảm giác nhẹ nhõm, kiệt sức hoặc buồn chán. Bên cạnh đó cũng có thể là biểu hiện của những căn bệnh về đường hô hấp của trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Dấu hiệu của hiện tượng thở dài ở trẻ em là khi thỉnh thoảng mẹ thấy bé có những hơi thở sâu nhưng không kéo dài liên tục, nhịp thở của trẻ sơ sinh cứ 50 – 100 nhịp thở bé sẽ có 1 lần thở dài. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng, chỉ khi bé thở dài với tần suất nhiều, có thể kèm theo chán ăn, cơ thể mệt mỏi thì bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán để có những giải pháp tốt nhất.

2/ Trẻ em thở dài là bệnh gì?

Khi thấy hiện tượng thở dài ở trẻ em, nhiều bố mẹ thường rất lo lắng không biết rằng trẻ em thở dài là bệnh gì và có nguy hiểm hay không. Theo khoa học đã chứng minh rằng, thở dài là tốt bởi chúng sẽ giúp cho phổi hoạt động tốt hơn.

Cụ thể, khi chỉ thở những hơi thở bình thường, vô tình các túi khí nhỏ trong phổi sẽ xẹp xuống khiến làm chậm quá trình trao đổi khí diễn ra ở phổi gây hại khiến phổi sẽ bị tác động tiêu cực trở nên yếu dần đi. Chính vì vậy, một hơi thở sâu sẽ giúp các nang phổi phồng lên, tái tạo hoàn toàn các phế nang của cơ thể.

Ngoài ra, khi thấy trẻ thở dài có thể trẻ đang cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm sau một số tình huống căng thẳng, mệt mỏi nào đó. Như vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng.

Bên cạnh đó, những trường hợp cần được bố mẹ chú ý đó là bé mắc bệnh thở dài liên tục, nhiều hơi thở sâu hơn bình thường. Đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như sau:

  • Bệnh về đường hô hấp: liên quan đến đường thở và ở đây là trực tiếp ảnh hưởng đến phổi. Các bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đó là: viêm phổi cấp, viêm phổi kẽ ở trẻ em, viêm phế quản …
  • Cơ thể trẻ bị suy nhược: Hiện tượng thở dài ở trẻ em có thể là biểu hiện trẻ đang mệt mỏi, cơ thể đang cảm thấy kiệt sức. Mẹ sẽ thấy rõ ràng hơn điều này khi con chán ăn, quấy khóc, da xanh xao, vàng vọt
  • Bệnh về tâm lý: Thở dài trong nhiều trường hợp thể hiện ý nghĩa về cảm xúc và giao tiếp. Bé thở dài nhiều lần có thể là do tâm trạng của bé luôn buồn bã, chán nản, thất vọng. Mẹ nên đặc biệt chú ý trường hợp này bởi những căn bệnh về tinh thần thường rất khó chữa và đem đến những cảm xúc tiêu cực cho con khiến con không thể hòa đồng, biểu lộ cảm xúc cũng như phát triển bình thường được.

trẻ em thở dài là bệnh gì

Thở dài liên tục có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp

3/ Cách xử lý hiện tượng thở dài ở trẻ em

Khi thấy bé có dấu hiệu thở dài, bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau để giúp con cải thiện được tình trạng này:

– Vệ sinh mũi cho bé

Điều này sẽ đặc biệt hữu ích đối với những bé mắc các bệnh về đường hô hấp. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có rất nhiều những tác nhân gây ra tình trạng viêm đường hô hấp khiến trẻ thở khó, thở dài nhiều, kèm theo tình trạng chảy nước mũi, sổ mũi, viêm mũi … Chính vì vậy, việc làm sạch mũi cho bé sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Các mẹ nên cho bé rửa mũi bằng nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống bởi sản phẩm nhập khẩu 100% từ Italy này được đánh giá có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp: viêm mũi, sổ mũi, khô mũi … hiệu quả. Không phải ngẫu nhiên Nebial 3% luôn được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn nhất để bảo vệ sức khỏe bé yêu của gia đình mình.

sử dụng sản phẩm nebial 3%

Nước muối ưu trương Nebial 3% an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tham khảo thêm Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

– Luôn quan tâm, chơi đùa với trẻ

Khi hiện tượng thở dài ở trẻ em do tâm lý buồn chán, mệt mỏi, bố mẹ và các thành viên trong gia đình cần đặc biệt chú ý đến bé. Luôn vui chơi, hỏi thăm, trò chuyện với bé để bé cảm thấy an tâm, vui vẻ hơn.

– Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ

Trẻ mắc một số bệnh lý khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu dưỡng chất thì mẹ nên chú ý hơn đến thực đơn của con. Đối với trẻ chưa cai sữa, mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn bới đây là cách tuyệt vời bổ sung nước cũng như củng cố sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ.

Còn đối với trẻ đã cai sữa, mẹ nên bổ sung đầy đủ nước và thực phẩm giàu vitamin nhằm bồi bổ sức khỏe, giúp con có thêm những nguồn năng lượng tích cực, giảm thiểu mệt mỏi, căng thẳng.

– Đưa bé đến gặp bác sĩ

Bất cứ khi nào để ý thấy nhịp thở của trẻ sơ sinh bất thường đi kèm với các triệu chứng như ho nhiều, sốt cao… thì bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

hiện tượng thở dài ở trẻ em

Bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị trong thời gian sớm nhất

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về hiện tượng thở dài ở trẻ em, hi vọng các bậc phụ huynh cảm thấy chúng hữu ích! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tới hotline 0974.402.860 để được tư vấn miễn phí!

Tham khảo thêm:

– Nhận biết các tiếng thở bất thường ở trẻ em để điều trị đúng cách

Bé 6 tuổi hay kêu chóng mặt do nguyên nhân gì? Phải làm sao?

– Những cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da ba mẹ nên biết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline