Trẻ em uống kẽm có nóng không? Những lời khuyên khi con dùng kẽm

Khi bổ sung một số thực phẩm chức năng, trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải tình trạng nóng trong, táo bón. Vậy trẻ em uống kẽm có nóng không? Nếu có thì chúng ta nên làm gì để phòng tránh? Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Trẻ em uống kẽm có nóng không?

Kẽm là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn bằng việc duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác, khứu giác; tăng tổng hợp protein và phân chia tế bào; tăng cường miễn dịch. Thiếu kẽm thường làm đề kháng của trẻ suy giảm, biếng ăn, chậm phát triển chiều cao, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục sau này. Vì vậy, nhiều ba mẹ có mong muốn bổ sung kẽm cho trẻ để tránh thiếu hụt.

Trẻ em uống kẽm có nóng không?

Nếu ba mẹ băn khoăn rằng trẻ uống kẽm có nóng không mẹ không cần lo lắng qua vì thực tế kẽm không gây nóng trong hay táo bón.

Kẽm có thể gây tác dụng phụ như khó tiêu, tiêu chảy, đau đầu, nôn, buồn nôn nhưng những trường hợp này rất ít khi xảy ra, hoặc chỉ khi uống kẽm với liều cao trong một thời gian dài. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo không bổ sung quá 40 mg kẽm/ngày ở người lớn và 4 mg kẽm/ngày cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Mặt khác, một trong những vai trò quan trọng của kẽm là thúc đẩy quá trình tổng hợp các enzym và axit trong dạ dày. Vì vậy, bổ sung kẽm đúng cách còn giúp hỗ trợ đường tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn và dự phòng các rối loạn tiêu hóa thường gặp.

Bổ sung kẽm đúng cách, đúng liều lượng sẽ tốt cho đường tiêu hóa của trẻ và không gây nóng trong. Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy chú ý bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ từ thực phẩm và thực phẩm bổ sung nếu cần nhé!

2/ Khi trẻ nóng trong uống kẽm cần lưu ý gì?

Trẻ em uống kẽm có nóng không?

Nếu trẻ bị nóng trong khi uống kẽm, trước hết mẹ hãy xem lại liều lượng kẽm đang sử dụng cho trẻ trong thời gian gần đây xem có đang bị quá liều hay không. Nếu nghi ngờ điều này, mẹ nên tạm ngưng bổ sung kẽm cho bé và hỏi ý kiến bác sĩ.

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị nóng trong do kẽm rất ít nên thay vào đó, mẹ hãy chú ý nhiều hơn tới các nguyên nhân thường gặp khác như: tác dụng phụ của thuốc như thuốc kháng sinh, chế độ ăn nhiều dầu mỡ – gia vị cay nóng, ăn ít rau xanh và trái cây, uống ít nước, lười vận động… Mẹ hãy làm rõ nguyên nhân để loại bỏ và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của trẻ khoa học hơn nhé!

Nhìn chung, nếu có bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào về việc bổ sung kẽm cho trẻ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để việc bổ sung luôn hiệu quả và an toàn cho trẻ.

3/ Những lời khuyên khi cho bé uống kẽm

Bổ sung kẽm cho bé lưu ý gì

Kẽm là một khoáng chất quan trọng với sự phát triển của trẻ và ngày càng được nhiều ba mẹ quan tâm. Trẻ có thể bổ sung kẽm theo hướng dẫn của các chuyên gia, đặc biệt khi chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo cung cấp đủ kẽm.

Hiện nay, kẽm bisglycinate chelate là thành phần sắt cải tiến nhất hiện nay được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng cho trẻ vì sinh và trẻ nhỏ vì an toàn và hiệu quả cao, sinh khả dụng cao hơn 43% so với kẽm gluconate. Mỗi phân tử kẽm được bảo vệ bởi 2 đầu axit amin glycine, hạn chế cạnh tranh với các thành phần dinh dưỡng khác, giúp kẽm được hấp thu vượt trội.

Bên cạnh việc lựa chọn một sản phẩm bổ sung có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sử dụng được cho độ tuổi của con, mẹ cũng cần sử dụng đúng liều, đúng cách và đúng liệu trình theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Trong quá trình bổ sung kẽm, chúng ta nên tránh dùng đồng thời kẽm với sắt, đồng và photpho hay các thực phẩm giàu chất xơ (bánh mì, ngũ cốc nguyên cám…). Tốt nhất, nên sử dụng kẽm cách các sản phẩm này ít nhất 2 giờ để không làm giảm hiệu quả bổ sung.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý rằng cho bé uống kẽm hay các sản phẩm bổ sung vi chất khác không thay thế cho một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ và cân bằng các nhóm chất. Trẻ có thể bổ sung kẽm từ nhiều loại thực phẩm tự nhiên như các loại hải sản, cá, thịt, các loại hạt (đậu phộng, đậu nành…), trứng, sữa…

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ không còn lo lắng về việc trẻ em uống kẽm có nóng không. Hãy yên tâm bổ sung kẽm cho bé đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng mẹ nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline