Sự thay đổi trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn nào đó. Như trẻ xước móng rô thiếu chất gì? có liên quan đến bệnh lý nào không?… Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
1/ Trẻ xước móng rô thiếu chất gì?
Xước móng rô là tình trạng có những mảnh da nhỏ bị bong tróc hình sợi xung quanh móng tay. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng với trẻ nhỏ thường để lại cảm giác khó chịu hơn, trẻ muốn bứt và gây đau.
Xước móng rô có thể là dấu hiệu của việc trẻ đang bị thiếu các chất như vitamin C, canxi, axit folic hay thiếu máu thiếu sắt. Do đó để khắc phục, mẹ cần chú ý tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C (ổi, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, khoai tây, ớt đỏ…), thực phẩm giàu canxi điển hình như sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu acid folic (rau có màu xanh đậm, nước cam, gan động vật, các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…).
Khi nồng độ canxi trong máu thấp, da sẽ dễ khô và bong tróc. Axit folic là một loại vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển tế bào da, tóc, móng. Thiếu axit folic sẽ dẫn tới da và móng yếu, dễ xước, đàn hồi kém, viêm da.
Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin C cũng làm trẻ dễ bị xước móng rô. Sự thiếu hụt vi chất này sẽ làm đứt gãy quá trình sản sinh collagen, dẫn tới khô da, khô móng, da và móng dễ bong tróc, dễ chảy máu chân răng, da dễ bầm tím.
Do đó, mẹ cần bổ sung cho trẻ chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, canxi, axit folic và sắt để ngăn ngừa tình trạng xước móng rô, đồng thời giúp trẻ có một sức đề kháng khoẻ mạnh.
2/ Các nguyên nhân gây xước móng rô ở trẻ
Không chỉ liên quan tới việc thiếu chất, xước móng rô còn có thể là dấu hiệu cho bệnh lý về da tiềm ẩn như: chàm da, viêm da dị ứng, vảy nến, bong vảy sừng…
Nhưng trong nhiều trường hợp, xước móng rô thường do các yếu tố khách quan bên ngoài hay những thói quen không tốt. Như thói quen mút tay, vệ sinh tay không tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm mòn hàng rào lipid bảo vệ da.
Hoặc ngược lại và việc rửa tay quá nhiều cũng có thể làm lớp da tay yếu đi, hàng rào lipid bị mài mòn, khiến bé bị xước đầu ngón tay và xung quanh móng hơn. Trong thời tiết quá lạnh hay quá nóng có thể làm dị ứng da ở trẻ.
Ngoài ra, việc chúng ta sử dụng sản phẩm chứa hoá chất tẩy rửa mạnh cho trẻ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nó có thể có trong xà phòng tắm, kem dưỡng, nước rửa tay hàng ngày.
Trẻ xước móng rô thường là tình trạng lành tính. Chủ yếu sẽ gây khó chịu, đau ở trẻ. Nhưng ba mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc, xử lý cẩn thận để tránh vết xước rộng ra, sâu hơn, mưng mủ và nhiễm trùng.
3/ Cách xử lý xước móng rô cho bé hiệu quả
Khi trẻ bị xước móng rô, trước hết mẹ cần chú ý vệ sinh móng tay cho trẻ cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, rửa sạch tay bé rồi ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Lúc da tay đã mềm hơn thì cắt bỏ phần da bị xước móng rô để hạn chế làm đau. Không nên để móng rô dài, làm trẻ tự kéo khiến da bị tưa, chảy máu và nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý nhắc nhở, hướng dẫn trẻ giữ tay sạch sẽ, rửa tay trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với nơi có nhiều bụi bẩn. Đồng thời lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da hay nước giặt xả dịu nhẹ, sản phẩm có độ pH trung tính, tránh cồn hay chất tạo mùi hương.
Nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc nghi ngờ trẻ thiếu chất, trẻ mắc bệnh về da thì mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết.
4/ Phòng tránh trẻ xước móng rô thế nào?
Cách phòng tránh xước móng rô hiệu quả chính là loại bỏ các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Do đó, trước hết mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ và đa dạng dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, an toàn, sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé khi làn da của con bị khô.
Chúng ta cũng không quên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, canxi, sắt và axit folic như: cam, chanh, ổi, kiwi, dâu tây, rau màu lá xanh đậm, thịt đỏ… để làn da của bé duy trì sự đàn hồi và độ ẩm tốt.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ giải đáp được băn khoăn trẻ xước móng rô thiếu chất gì cũng như các nguyên nhân bệnh lý, không phải bệnh lý khác. Tuy không phải tình trạng nguy hiểm nhưng nó để lại cho trẻ nhiều cảm giác khó chịu. Vì vậy, hãy chú ý chăm sóc làn da của trẻ mẹ nhé!