Bổ sung kẽm có cần xét nghiệm không? Hay mẹ có thể tự bổ sung kẽm dự phòng cho bé mà không cần xét nghiệm?… Để an tâm bổ sung kẽm cho trẻ một cách hiệu quả và an toàn, hãy cùng Buona tìm hiểu cụ thể hơn về điều này trong bài viết mẹ nhé!
1/ Bổ sung kẽm có cần xét nghiệm không?
Trong phần lớn các trường hợp, bổ sung kẽm không nhất thiết phải xét nghiệm vì 2 lý do chính: 1 là tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ nhỏ thường cao, 2 là vì kẽm được phân phối nhiều trong các tế bào khiến cho việc phát hiện thiếu kẽm qua xét nghiệm máu đơn giản khá khó khăn.
Do đó, mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ trực tiếp để được kiểm tra lâm sàng chi tiết và hướng dẫn bổ sung kẽm một cách phù hợp nhất. Nếu nghi ngờ thiếu kẽm, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra huyết tương, phân tích sợi tóc, xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán chính xác hơn nếu cần thiết.
Trong một số ít trường hợp, thiếu kẽm là triệu chứng của tình trạng khác. Như kém hấp thu kẽm khiến lượng kẽm cơ thể nhận được không đủ mặc dù chế độ ăn đã có đủ lượng kẽm. Thiếu kẽm cũng có thể gây thiếu đồng, nên trẻ có thể cần xét nghiệm bổ sung để tìm ra nguyên nhân thực sự.
Để an toàn và hiệu quả nhất khi bổ sung vi chất cho trẻ, trong đó có kẽm, ba mẹ cần đưa trẻ tới khám bác sĩ để được kiểm tra, làm các xét nghiệm nếu cần thiết và biết cách bổ sung kẽm theo liệu trình phù hợp nhé!
2/ Nhu cầu kẽm của trẻ với từng độ tuổi
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, nhu cầu kẽm của trẻ theo từng độ tuổi như sau:
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: 3mg kẽm/ngày
- Trẻ 1 – 3 tuổi: 3mg kẽm/ngày
- Trẻ 4 – 8 tuổi: 5mg kẽm/ngày
- Trẻ 9 – 13 tuổi: 8mg kẽm/ngày
Ba mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé theo liều dự phòng theo liệu trình 2 – 3 tháng. Đồng thời chú ý tăng cường các thực phẩm giàu kẽm cho trẻ như: hải sản, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, socola đen, khoai tây… Sử dụng sản phẩm bổ sung không thể thay thế cho chế độ ăn đa dạng thực phẩm và đầy đủ các nhóm chất.
Kẽm là khoáng chất có trong các tế bào, dịch tế bào của cơ thể. Tham gia vào nhiều chức năng quan trọng như hệ miễn dịch, vị giác, khướu giác, hệ thần kinh, hệ nội tiết, da, tóc, móng… Thiếu kẽm thường làm trẻ đề kháng kém, dễ ốm, đợt tiêu chảy kéo dài, chán ăn… Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung kẽm cho trẻ với hàm lượng phù hợp theo lứa tuổi nhé!
3/ Khi nào cần bổ sung kẽm cho bé
Những dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang bị thiếu hụt và cần bổ sung kẽm, bao gồm: giảm cân không rõ nguyên nhân, chậm lành vết thương, giảm khướu giác và vị giác, biếng ăn, dễ tiêu chảy, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, vết loét trên da.
Bên cạnh đó, trẻ cũng có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn nếu khi mang thai mẹ bị thiếu kẽm, trẻ biếng ăn, tiêu chảy kéo dài, trẻ có chế độ ăn ít các thực phẩm giàu kẽm… Thiếu kẽm ảnh hưởng tới vị giác và khứu giác khiến trẻ ăn không ngon miệng, lâu dài gây nên tình trạng biếng ăn. Nhưng ăn ít vô tình lại khiến trẻ thiếu dinh dưỡng, làm tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn, trẻ mệt mỏi, trở thành một vòng tròn luẩn quẩn khó khắc phục.
Với trẻ dưới 6 tháng, nguồn bổ sung kẽm tốt nhất là sữa mẹ. Nhưng với trẻ sau 6 tháng, hàm lượng kẽm trong sữa mẹ đã giảm dần. Lúc này, mẹ cần cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu kẽm. Khi chế độ ăn không đủ, mẹ nên cân nhắc bổ sung kẽm từ thực phẩm bổ sung cho bé.
Nhìn chung, mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và có các nguy cơ thiếu kẽm, hoặc trẻ đang có các dấu hiệu nghi ngờ thiếu kẽm như biếng ăn, hay ốm vặt, chậm lành vết thương, dễ tiêu chảy…
4/ Các cách bổ sung kẽm cho bé hiệu quả
Cung cấp kẽm từ thực phẩm là cách bổ sung kẽm cho bé hiệu quả và an toàn nhất. Các thực phẩm giàu kẽm điển hình mà mẹ có thể tham khảo để thêm vào thực đơn bao gồm: hải sản (hàu, tôm, cua…), thịt đỏ, các loại hạt (hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu hà lan…), ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Với trẻ dưới 6 tháng, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn và mẹ cần chú ý tuân thủ chế độ ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm chất. Tuy hàm lượng kẽm trong sữa mẹ có thể thấp hơn so với sữa công thức nhưng đây lại là nguồn kẽm dễ hấp thu (khoảng 70% so với 10 – 30% trong sữa công thức). Sữa mẹ chính là lựa chọn bổ sung kẽm tốt nhất cho trẻ giai đoạn này.
Trên 6 tháng, trẻ cần được bổ sung thêm kẽm từ các nguồn thức ăn khác. Nếu trẻ khó ăn được nhiều thực phẩm giàu kẽm, ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung kẽm cho trẻ từ thực phẩm bổ sung. Cần lựa chọn sản phẩm từ các công ty uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hiện nay, kẽm bisglycinate chelate – dạng kẽm tiên tiến thế hệ mới đã được nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích bổ sung ưu việt và được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng cho trẻ. 2 đầu phân tử kẽm được bảo vệ bởi 2 phân tử axit amin glycine, giúp kẽm được hấp thu nguyên vẹn mà không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, axit dạ dày. Bổ sung kẽm bisglycinate chelate giúp nồng độ kẽm trong máu cao gấp 43% so với kẽm gluconate. Đây là thành phần kẽm mà mẹ nên cân nhắc bổ sung cho con.
Ngoài ra, kẽm cũng thường có trong một số sản phẩm vitamin tổng hợp, thuốc trị cảm lạnh… Kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, thuốc viêm khớp, thuốc lợi tiểu… Vì vậy, hãy cẩn thận hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách bổ sung kẽm cùng các thuốc khác phù hợp nhé.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ giải đáp được băn khoăn bổ sung kẽm có cần xét nghiệm không, cũng như biết cách bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ theo từng nhóm tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, thiếu kẽm không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng việc bổ sung đủ kẽm là cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của các con.