Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt là bệnh gì? Cần xử lý thế nào?

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt thường xảy ra do những vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Mặc dù hiện tượng này là không hiếm gặp, nhưng nhiều ba mẹ không khỏi băn khoăn liệu con có gặp nguy hiểm gì hay không. Quả thực, nếu không được chữa trị nhanh chóng, trẻ bị ho đờm sổ mũi có thể gặp thêm những biến chứng khôn lường. Tham khảo những thông tin hữu ích sau để hiểu hơn về vấn đề này.

1/ Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt là bệnh gì?

Trẻ ho có đờm sổ mũi là hiện tượng bé bị ho và có chất nhầy ở cổ họng. Hầu hết các bé gặp phải bệnh lý này đều mệt mỏi, khó chịu, khó ngủ và ăn không ngon. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt. Dưới đây là một vài bệnh lý đáng chú ý nhất.

trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt

Trẻ ho có đờm sổ mũi do cảm lạnh

Cảm lạnh là loại bệnh phổ biến đầu tiên gây nên tình trạng ho có đờm ở trẻ nhỏ. Khi bị cảm lạnh, ngoài ho có đờm và sổ mũi, trẻ còn có triệu chứng sặc nước bọt, thở khò khè. Nguyên nhân cảm lạnh có thể xuất phát từ vi khuẩn tấn công lên mũi, cổ họng và cả phổi.

Viêm họng cấp

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt cũng có thể do mắc viêm họng cấp. Bệnh lý này xảy ra do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Bé có thể gặp phải các triệu chứng khác như khó nuốt và đau rát họng. Tuy nhiên, sau vài ngày đầu không sốt, bé sẽ bắt đầu sốt lên tới 40 độ C.

viêm họng cấp

Bệnh viêm tắc thanh quản

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ho đờm sổ mũi là do viêm tắc thanh quản. Bệnh này xảy ra do virus tấn công gây sưng và thu hẹp khí quản. Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi rất dễ bị nhiễm viêm tắc thanh quản và các triệu chứng của bệnh lý thường đến vào ban đêm.

Viêm phế quản cấp

Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt cũng không thể không đề cập đến bệnh viêm phế quản cấp. Khi mắc bệnh lý này, trẻ thường bị khó thở, thở gấp hoặc nông, và có nhiều đờm ở họng.

2/ Khi trẻ ho có đờm sổ mũi có nguy hiểm không

Bé ho đờm sổ mũi thường xảy ra do phản ứng sinh lý bình thường. Vì vậy, ba mẹ không cần quá lo lắng vì con sẽ khỏi bệnh chỉ trong vòng 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, nếu bé có sức đề kháng và hệ miễn dịch còn kém, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài lâu hơn.

trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt

Trường hợp trẻ 5 tháng ho có đờm sổ mũi do cảm lạnh hoặc viêm mũi, bé cũng sẽ sớm khỏi bệnh nếu ba mẹ thường xuyên làm sạch mũi và hút sạch đờm cũng như bổ sung đủ chất cho con.

Ở một mặt khác, tình trạng sổ mũi và ho có đờm ở trẻ nhỏ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm hơn nếu nguyên nhân gây ra là do vấn đề về đường hô hấp dưới. Với tình huống này, ba mẹ sẽ cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ để đảm bảo kê thuốc hợp lý và hiệu nghiệm nhằm ngăn chặn những diễn biến xấu xảy ra.

3/ Cần làm gì đối với trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt

Bé bị ho sổ mũi nhiều đờm cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Ba mẹ nên làm các biện pháp nhằm giúp con tiêu đờm, giảm ho nhanh chóng. Bởi lẽ, nếu kéo dài thêm, con sẽ gặp những nguy hiểm nghiêm trọng hơn. Tham khảo một số mẹo hỗ trợ điều trị cho trẻ bị ho có đờm sổ mũi như sau.

Vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ

Điều đầu tiên trong quá trình điều trị cho trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt mà ba mẹ nên chú ý thực hiện là vệ sinh mũi bé sạch sẽ. Hãy dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi bé trước khi ăn và trước khi ngủ để giúp chất nhầy loãng ra. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thường xuyên hút mũi cho các bé bị sổ mũi để giúp con thở dễ dàng hơn.

vệ sinh mũi sạch cho con

Tăng cường cho trẻ uống nước

Trẻ ho đờm sổ mũi cần được bổ sung nước nhiều hơn nhằm giữ ẩm ở cổ họng và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bé còn bú sữa mẹ, các mẹ cần thường xuyên cho con bú sữa hơn. Ngoài ra, nếu trẻ đã biết đi, bạn có thể tham khảo cho bé uống chất điện giải.

Bổ sung dưỡng chất cho bé

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng ngay cả khi bé không bị bệnh. Hơn nữa, trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt có dấu hiệu mệt mỏi và chán ăn, nên việc bổ sung dinh dưỡng qua các loại thức ăn mềm, dễ nuốt là vô cùng quan trọng.

bổ sung dưỡng chất

Dùng mật ong trị ho

Mật ong được xem là thần dược trị ho hiệu quả. Đối với trẻ trên 1 tuổi, các mẹ có thể sử dụng mật ong pha nước ấm để cho trẻ uống. Bằng cách này, con sẽ giảm ho đáng kể, qua đó, nhanh chóng giảm nhanh tình trạng ho có đờm sổ mũi.

Một số lưu ý khác

Ngoài những mẹo chăm sóc cơ bản trên, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau để quá trình điều trị cho trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt diễn ra tốt hơn.

  • Tạm thời không cho bé ăn đồ hải sản tôm cua
  • Luôn bổ sung thực phẩm loãng, dễ ăn, dễ nuốt cho bé
  • Không để bé tiếp xúc với gió lạnh, nấm, bụi, lông thú cưng…
  • Chia nhỏ các bữa ăn để con không bị nôn ói trong những lúc nôn
  • Luôn lau người sạch sẽ cho bé, và giữ ấm cơ thể con
  • Sau khi bé ăn, vỗ lưng nhè nhẹ để giúp long đờm hiệu quả

Đa phần bé sẽ sớm long đờm và các cơn ho cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, có không ít trường hợp con đã có dấu hiệu bệnh nặng nên cần ba mẹ đưa đi khám càng sớm càng tốt. Các triệu chứng như khó thở, ngủ li bì, tình trạng ho có đờm kéo dài, đờm chuyển sang màu xanh…

trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo và cho con sử dụng sản phẩm siro tăng đề kháng Difesa – sản phẩm đến từ thương hiệu chăm sóc sức khỏe cho bé hàng đầu Italy. Siro tăng sức đề kháng cho bé Buona Difesa nổi bật với các thành phần tự nhiên như: keo ong, cúc tím và tầm xuân châu âu, … giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho con trong 3 giai đoạn một cách toàn diện nhất: Phòng thủ – tấn công – phục hồi. Bảo vệ và nâng cao đề kháng cho con ngay cả khi không sử dụng.

siro difesa

Nhìn chung, trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt là bệnh lý không phải hiếm gặp ở trẻ. Thông thường, bệnh lý sẽ biến mất nếu ba mẹ chăm sóc và điều trị hợp lý tại nhà. Tuy nhiên, cũng có không ít bé gặp phải biến chứng nặng hơn khi tình trạng bệnh kéo dài. Bởi vậy, ba mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe bé và tuyệt đối không nên lơ là, chủ quan.

Tham khảo thêm: Trẻ bị ho có ăn được thịt vịt không? Các giải pháp xử lý cho bé

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline