Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung kẽm hay không, nhất là với những trẻ uống sữa công thức hoàn toàn là mối bận tâm của nhiều ba mẹ khi bổ sung kẽm cho bé. Buona sẽ cùng mẹ tìm câu trả lời trong bài viết.
1/ Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung kẽm không?
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận kẽm chủ yếu từ sữa mẹ, sữa công thức và thức ăn dặm. Tuy nhiên, giai đoạn này tình trạng thiếu kẽm dễ xảy ra do lượng kẽm trong sữa mẹ suy giảm, hàm lượng sắt trong sữa công thức ít hay bé chưa ăn được nhiều thực phẩm giàu kẽm.
Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung kẽm không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: hàm lượng sắt trong sữa công thức, chế độ ăn (với những bé đã ăn dặm) và tình trạng sức khỏe (một số trẻ có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn như trẻ sinh non, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, trẻ ăn dặm kém).
Theo khuyến nghị của WHO, nhu cầu kẽm của trẻ sẽ thay đổi theo tháng tuổi:
- < 3 tháng: 3mg kẽm/ngày
- 5-15 tháng: 5-8mg kẽm/ngày
- 1-10 tuổi: 10-15mg kẽm/ngày
Trong trường hợp trẻ uống sữa công thức, mẹ nên dựa vào hàm lượng sắt trong sữa để từ đó tính ra lượng kẽm mà trẻ còn thiếu nếu có để từ đó có sự cân nhắc bổ sung phù hợp.
Với trẻ < 6 tháng, sữa mẹ luôn là sự lựa chọn dinh dưỡng tốt nhất, bao gồm cả việc bổ sung kẽm. Từ 6 tháng trở đi, lượng kẽm trong sữa mẹ suy giảm và trẻ cần được bổ sung kẽm từ thực phẩm. Vì cần thời gian làm quen với thức ăn đặc mới nên đây cũng là giai đoạn mà trẻ dễ bị thiếu kẽm.
Các biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ như: biếng ăn, dễ ốm vặt, tiêu hóa kém, tiêu chảy hay nôn ói kéo dài, khó ngủ về đêm, dễ thức giấc về đêm… Tuy nhiên, đây là các dấu hiệu không điển hình và có thể gặp phải từ các bệnh lý hay nguyên nhân khác. Do vậy nếu bé có các dấu hiệu này, mẹ nên đưa con tới khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà trẻ uống sữa công thức có cần uống thêm kẽm hay không. Vì đây là khoáng chất quan trọng với sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời, nên ba mẹ cần chú ý cung cấp đủ cho con nhé!
2/ Trẻ uống sữa công thức thế nào để không bị thiếu kẽm?
Để trẻ uống sữa công thức không bị thiếu kẽm, trước hết mẹ nên chọn các loại sữa công thức có hàm lượng kẽm cao, đáp ứng đủ nhu cầu kẽm theo tháng tuổi của trẻ theo khuyến cáo của WHO.
Mẹ cần pha và sử dụng sữa theo đúng khuyến nghị trên bao bì sản phẩm. Tránh cho bé uống quá nhiều hay quá ít sữa, pha sữa quá loãng hay quá đặc…
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tìm được loại sữa phù hợp, vừa đáp ứng đủ các tiêu chí về dinh dưỡng, vừa phù hợp với đường tiêu hóa của trẻ, không gây táo bón… Vì vậy từ 6 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn của trẻ (các loại hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa…).
Bên cạnh đó, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của bé để cân nhắc bổ sung kẽm từ thực phẩm bổ sung nếu cần.
Nhìn chung, để trẻ uống sữa công thức không bị thiếu kẽm thì chúng ta cần cân nhắc giữa sản phẩm có hàm lượng kẽm phù hợp, chế độ dinh dưỡng và sử dụng sản phẩm bổ sung nếu cần.
3. Lưu ý khi cho bé uống sữa công thức bổ sung kẽm
Có 5 điều mà chúng ta cần lưu ý khi cho bé uống sữa bổ sung kẽm để con được bổ sung vi chất một cách hiệu quả và an toàn:
Chọn loại sữa phù hợp: hầu hết các loại sữa công thức đều có kẽm nhưng hàm lượng có thể khác nhau. Cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé.
Pha sữa đúng cách: không cho bé uống quá nhiều hay quá ít. Cần pha sữa đúng tỷ lệ sữa : nước để các dinh dưỡng được hấp thu tốt nhất, không tự ý pha loãng hay pha đặc sữa.
Kết hợp với các thực phẩm giàu kẽm khi bé đã ăn dặm vì uống sữa hay sử dụng các thực phẩm bổ sung dù nhiều cũng không thể thay thế cho chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đa dạng thực phẩm và đầy đủ các nhóm chất. Có nhiều thực phẩm giàu kẽm như: các loại hải sản, thịt, các loại đậu, hạt khô, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt…
Theo dõi sức khỏe của bé (chiều cao, cân nặng…) và khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng, bao gồm cả việc thiếu kẽm.
Lưu ý khác: cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ/ chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung kẽm nào.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu đúng và đầy đủ hơn về việc trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung kẽm và có thêm những kinh nghiệm hữu ích. Nếu còn băn khoăn về việc tính hàm lượng kẽm phù hợp cho bé, mẹ có thể inbox Facebook/Zalo để Dược sĩ Buona có thể hỗ trợ nhé.