Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có phải tiêu chảy không?

Chắc hẳn cha mẹ nào cũng từng bối rối trước chuyện ăn, ngủ của con, kể cả vấn đề đi vệ sinh vô cùng phức tạp. Nhất là với những ai lần đầu làm mẹ. Từng sự thay đổi nhỏ của con thôi cũng làm mẹ để tâm chú ý. Khi thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, không ít mẹ lo lắng liệu có phải con có đang bị tiêu chảy không?

1. Tiêu chảy là gì?

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa thì tiêu chảy là “tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nước trên 3 lần/ngày”.
+ Tiêu chảy cấp (thời gian kéo dài dưới 2 tuần) thường do kháng sinh, nhiễm khuẩn đường ruột,…
+ Tiêu chảy mạn (thời gian kéo dài trên 2 tuần) thường liên quan đến viêm ruột, viêm loét đại tràng, tả, bệnh Corhn, không dung nạp lactose,…

2. Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có phải tiêu chảy không?

Với những trẻ lớn, khi thấy bé đi ngoài phân lỏng hoặc nước trên 3 lần/ngày. Cha mẹ không quá khó để nhận thấy sự bất thường và đưa bé đến bác sĩ điều trị.

Song với nhiều trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời thì việc nhận biết chứng bệnh này thường không dễ dàng. Lúc này, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng hơn bình thường. Số lần đi có thể từ 5-10 lần/ngày.

 

Nếu bé vẫn vui vẻ, ăn bú tốt thì đó chỉ là sinh lý bình thường (nếu bé mọc răng thì phân cũng có thể lỏng hơn).

Tuy nhiên, nếu một ngày phân bé bỗng sũng nước. Hoặc số lần đi và lượng phân mỗi lần ước chừng vượt quá lượng ăn uống vào. “Bơm không kịp bù xả”.  Kèm theo đó là một số triệu chứng như: bé nôn ói, giảm bú hẳn, trong phân có lẫn nhầy máu, bé kèm theo sốt… thì tức là trẻ đang bị tiêu chảy rồi đó.

Bình quân trẻ em dưới 2 tuổi bị tiêu chảy 2-3 đợt/năm. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu chủ quan và không được xử lý kịp thời bé có thể xuống cân nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhất là khi để tiêu chảy cấp biến chuyển thành tiêu chảy mạn.

3. Nếu trẻ tiêu chảy thì phải làm sao?

Khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày và có dấu hiệu tiêu chảy, mẹ cần cho bé đi khám tại các cơ sở chuyên khoa ngay để xác định đúng nguyên nhân và có giải pháp điều trị đúng ngay từ đầu.

Ngoài ra, việc chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà cũng cần nhiều lưu ý:

+ Bù nước và điện giải bằng Oresol thẩm thấu thấp: Với trẻ tiêu chảy thì nguy cơ mất nước và điện giải là rất cao. Mẹ cần pha oresol theo đúng tỷ lệ hướng dẫn và cho bé uống liên tục hằng ngày, nhất là sau mỗi lần bé đi ngoài.

+ Bổ sung kẽm: giúp thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc ruột, chứng tiêu chảy ở bé nhanh khỏi hơn.

+ Bổ sung men vi sinh chuyên biệt cho chứng tiêu chảy: men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn L. rhamnosus LR06, L. reuteri

Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, trong khi các lợi khuẩn khác ít mang lại hiệu quả thì chủng lợi khuẩn L. rhamnosus LR06, L. reuterihay S. boulardii mang lại nhiều lợi ích tích cực và an toàn trong trường hợp tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng giúp tăng cường sức đề kháng của hàng rào niêm mạc ruột và cạnh tranh, đẩy các vi khuẩn gây bệnh, độc tố ra ngoài.

Hỗ trợ điều trị và dự phòng các bệnh lý đường tiêu hóa bằng việc bổ sung men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn L. rhamnosus LR06, L. reuteri cũng là giải pháp hiệu quả, an toàn cho các bé từ 0 tháng tuổi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn,… khuyên dùng.

Tham khảo thêm bài viết:

Trẻ đi ngoài khuôn to: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Các cách xử lý

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Yếu tố ảnh hưởng

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline