Cách xử lý khi bé thở khò khè bằng 4 mẹo chăm sóc đơn giản

Xử lý khi bé thở khò khè cực nhanh và đơn giản chỉ bằng một vài mẹo đơn giản từ các nguyên liệu tự nhiên. Thở khò khè là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vậy, ba mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp đều do nguyên nhân sinh lý bình thường, không nguy hiểm. Tuy nhiên, việc xử lý cho bé thở khò khè là điều nên làm nhằm giúp con dễ chịu và ngủ ngon hơn. Cùng tham khảo bài viết sau để biết được một số cách xử lý khi trẻ thở khò khè.

1/ Các cách xử lý khi bé thở khò khè hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thở khò khè của trẻ, chẳng hạn như dị ứng, trào ngược dạ dày, cúm, sốt do thời tiết, hay một số vấn đề về đường hô hấp. Khi bé nhà bạn có dấu hiệu thở khò khè, ba mẹ cần quan sát và theo dõi kỹ để xem nguyên nhân gây ra là gì. Để góp phần giúp bé thở dễ chịu hơn và giảm triệu chứng thở khò khè, ba mẹ có thể tìm hiểu và thực hiện một số các xử lý khi bé thở khò khè như sau.

xử lý khi bé thở khò khè

Vệ sinh mũi đúng cách cho bé thở khò khè

Việc vệ sinh mũi là điều rất quan trọng mà mẹ nên làm cho con, không chỉ ở những lúc bé thở khò khè. Vệ sinh sạch sẽ xoang mũi sẽ giúp con tránh được virus vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho đường hô hấp, đồng thời cũng giúp đường thở được thông thoáng.

Đầu tiên, bế bé lên ở tư thế đầu hơi ngửa, rồi nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên. Bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi, hoặc lấy tăm bông hút mũi ra.

Cách xử lý khi bé thở khò khè bằng vệ sinh nên được thực hiện tốt nhất là vào lúc trẻ mới ngủ dậy và trước khi ngủ. Đối với các bé thở khò khè nặng hoặc quấy khóc vì nghẹt mũi nhiều hơn, hãy vệ sinh mũi cho con thêm một lần vào thời gian buổi trưa.

Bổ sung đủ nước cho con

Trẻ thở khò khè đồng nghĩa với việc con gặp khó khăn khi thở bằng mũi. Bởi vậy, các bé sẽ chuyển sang thở bằng miệng. Khi đó, việc mất nước sẽ xảy ra và ba mẹ nên bổ sung thêm nước cho con. 

bổ sung đủ nước

Đây là một trong những cách xử lý khi bé thở khò khè rất đơn giản nhưng thường bị lãng quên. Nếu con còn bú mẹ, hãy cho con bú nhiều hơn trong ngày. Nếu trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, hãy thường xuyên bổ sung nước và ăn thêm trái cây nhiều nước.

Giữ ấm cho bé

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ thở khò khè là bị lạnh do mặc không đủ ấm giữa thời tiết lạnh. Bởi vậy, việc giữ ấm cho bé trong những ngày trời trở rét là vô cùng quan trọng. Tùy theo từng điều kiện nhiệt độ thời tiết, mà ba mẹ nên ủ ấm cho con bằng nhiều lớp áo, chăn, tất hay mũ len.

Ở mặt khác, nếu là mùa hè, hãy mặc cho con những bộ quần áo thoáng mát, thấm mồ hô tốt để tránh trường hợp mồ hôi thấm ngược vào cơ thể và khiến con dễ bị cảm lạnh.

Áp dụng mẹo dân gian trị khò khè

Bằng một số nguyên liệu tự nhiên, ba mẹ có thể giúp bé giảm triệu chứng thở khò khè nhanh chóng. Đây là các mẹo dân gian được nhiều người tin tưởng áp dụng và thành công, không gây hại cho bé. Bạn có thể kết hợp các mẹo trên cùng với một số cách dưới đây để xử lý khi bé thở khò khè tốt hơn nữa.

xử lý khi bé thở khò khè

  • Dùng mật ong và chanh: (Áp dụng cho các bé trên 2 tuổi) Chuẩn bị 1 chén nhỏ với 2 lát chanh mỏng, sau đó thêm 1 thìa mật ong vào và đem chén vào nồi cơm hấp. 
  • Dùng quất: Quất có thể giảm ho, chống viêm, long đờm và kháng virus. Mẹ cũng có thể dùng quất với đường phèn để hấp cách thủy. Nó sẽ tạo thành siro vừa dễ uống, vừa giúp bé giảm triệu chứng ho và thở khò khè gây khó chịu.
  • Dùng tinh dầu tràm: Vào mỗi tối, lấy một chút tinh dầu tràm để xoa vào lòng bàn chân của trẻ. Hoặc, bạn cũng có thể nhỏ một chút vào nước tắm của bé để giúp mũi được lưu thông. Qua đó, tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh hơn. 

2/ Khi xử lý tình trạng thở khò khè cho bé cần lưu ý gì?

Trước khi tìm đến cách xử lý khi bé thở khò khè, ba mẹ cần nhận ra dấu hiệu của tình trạng này chính xác bằng cách quan sát kỹ và áp sát tai vào miệng bé. Ở một số trường hợp, nếu thấy bé thở nhanh, ngực lõm, sốt, liên tục bỏ bú, chán ăn, hãy chủ động đưa con đi khám để biết chính xác nguyên nhân và cách điều trị phù hợp và kịp thời.

những lưu ý cần biết

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bé thở khò khè, ba mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây để đảm bảo hỗ trợ bé nhanh khỏi bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhất.

  • Tăng cường độ ẩm trong phòng vì không khí hanh khô sẽ càng khiến bé khó chịu và thở khò khè hơn
  • Khi bổ sung nước cho bé, hãy nhớ cho con uống nước ấm thay vì nước lạnh
  • Với các bé lớn hơn, có thể cho con súc miệng bằng nước muối
  • Không nên để trẻ tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như lông thú cưng, bụi bẩn, phấn hoa, lúa mì, sữa…
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bé, đặc biệt là vitamin C (trái cây họ cam, cà chua, bông cải xanh, rau bina…)  – vì nó có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp. Việc tăng cường dinh dưỡng cho con sẽ thúc đẩy tăng sức đề kháng, giúp bé nhanh khỏi bệnh và miễn dịch tốt hơn.
  • Luôn vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ
  • Tạo thói quen vận động cho bé ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch

xử lý khi bé thở khò khè

Bên cạnh những lưu ý và chăm sóc cho bé bị khò khè, mẹ có thể tham khảo cho con Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em đến từ Buona – thương hiệu bảo vệ sức khỏe cho bé đến từ Italy.

Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt mũi Nebial 3% KIT là sản phẩm 2 trong 1, là dụng cụ đắc lực cho cha mẹ trong việc hỗ trợ điều trị và phòng tránh những bệnh lý về đường hô hấp trên ở trẻ em. Bộ sản phẩm có ưu điểm nổi bật với công nghệ phân chia dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3 thành các hạt siêu nhỏ với kích thước chỉ 16µm. Sản phẩm thân thiệt với trẻ nhỏ với dòng chảy ổn định, lực xịt ổn định không gây tổn thương và đầu xịt được làm bằng silicon mềm.

Thiết bị xịt rửa mũi cho bé Nebial 3% Kit

Với các cách xử lý khi bé thở khò khè trên đây, hy vọng đã giúp ba mẹ chăm sóc và hỗ trợ điều trị tình trạng gặp khó khăn khi thở ở trẻ hiệu quả hơn. Đa số các trường hợp bé thở khò khè đều do nguyên nhân sinh lý và phản xạ bình thường của cơ thể. Bởi vậy, phụ huynh không nên quá lo lắng. mà hãy quan sát và theo dõi sát tình trạng này để chăm sóc đúng cách và phát hiện ra những dấu hiệu lạ nếu có. 

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline