Kẽm có tác dụng gì với trẻ? Tất tần tật những điều ba mẹ cần biết

Bổ sung kẽm cho trẻ ngày càng được các bác sĩ nhắc tới nhiều hơn. Vậy kẽm có tác dụng gì với trẻ? Nếu cần thì chúng ta nên bổ sung thế nào hợp lý?… Tất cả sẽ được Buona giải đáp cùng mẹ trong bài viết.

Kẽm có tác dụng gì với trẻ?

Kẽm là gì?

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu và có hàm lượng nhiều thứ 2 trong cơ thể sau sắt. Trong đó phần lớn kẽm có mặt tại hệ cơ và xương.

Kẽm là gì

Tương tự như phần lớn các loại vi khoáng khác, cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp kẽm mà sẽ cần bổ sung qua thực phẩm hay các sản phẩm bổ sung. Chúng cũng có mặt trong một số loại thuốc, một số loại kem dán răng giả.

Trong cơ thể, vai trò của kẽm rất đa dạng. Như kẽm tham gia vào hoạt động xúc tác của hàng trăm enzyme, tăng cường miễn dịch, tổng hợp protein và DNA, truyền tín hiệu và phân chia tế bào, chữa lành vết thương, tham gia vào cảm giác và vị giác… Mặc dù tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng rất hiếm gặp nhưng việc thiếu kẽm từ nhẹ đến trung bình có thể phổ biến trên toàn thế giới.

5 vai trò quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh chóng thì nhu cầu về kẽm càng trở nên quan trọng. Bổ sung kẽm cho nhiều tác dụng toàn diện với sức khỏe của trẻ.

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm giúp tăng miễn dịch cho bé

Sau khi phát hiện ra tình trạng thiếu kẽm vào những năm 1960, các nhà khoa học đã sớm nhận ra rằng kẽm rất cần thiết cho chức năng của hệ thống miễn dịch. Các ion kẽm tham gia vào việc điều chỉnh các con đường truyền tín hiệu nội bào trong cả tế bào miễn dịch bẩm sinh và lẫn tế bào miễn dịch thích nghi.

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện ở trẻ em Thái Lan cho thấy kẽm bisglycinate với liều 15mg/lần/ngày trong 3 tháng đã giúp giảm số ngày cảm lạnh, ho, sổ mũi, giảm số triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Kẽm được ví như người gác cổng của hệ thống miễn dịch. Đây cũng là tác dụng quan trọng của kẽm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được biết tới từ lâu. Vì vậy mẹ không khó để tìm thấy một sản phẩm tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị cảm cúm, viêm phổi cho trẻ có thành phần kẽm trên thị trường.

2. Kích thích ăn ngon miệng

Bổ sung kẽm giúp bé ăn ngon

Phần lớn các triệu chứng của tình trạng thiếu kẽm tương đồng với chứng chán ăn, như: giảm sự thèm ăn, giảm vị giác và khứu giác, buồn nôn và đầy hơi khi ăn, khó tiêu hóa thịt, mất ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ, giảm tập trung, dễ bị stress… Chính điều này đã thúc đẩy một số nhà khoa học đi vào nghiên cứu sâu hơn việc bổ sung kẽm để điều trị chứng biếng ăn.

Kết quả cho thấy, thiếu kẽm có thể gây ra hoặc duy trì chứng biếng ăn. Đồng thời bổ sung kẽm là giải pháp hỗ trợ điều trị biếng ăn an toàn và ít tác dụng phụ. Kẽm có tác động tích cực trong việc tăng cường hấp thụ calo, giảm triệu chứng biếng ăn.

3 Hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy nên uống kẽm

Tiêu chảy không chỉ làm trẻ mệt mỏi, khó chịu mà còn góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, giảm đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm trùng… Bổ sung kẽm đã được chứng minh có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy, dự phòng tiêu chảy… mặc dù cơ chế hoạt động của kẽm với tiêu chảy vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy trong 10-14 ngày, với liều 10mg/ngày ở trẻ < 6 tháng hoặc 20mg/ngày với trẻ > 6 tháng.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Nếu khẩu phần ăn của trẻ ít thịt cá, hải sản sẽ dẫn tới thiếu kẽm, từ đó làm hệ miễn dịch kém, chậm lớn và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp giảm 18% tỷ lệ tiêu chảy, 41% tỷ lệ viêm phổi, giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.

4. Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển chiều cao

Kẽm giúp phát triển chiều cao

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ được bổ sung kẽm đầy đủ có xu hướng tăng trưởng tốt hơn về chiều cao và cân nặng so với trẻ thiếu kẽm. Như khi được bổ sung kẽm với liều 10mg trong 24 tuần, một nhóm trẻ đã tăng chiều cao ròng 0.37 (+- 0.25) cm so với nhóm không được bổ sung.

Tuy nhiên, vbổ sung kẽm riêng lẻ cho thấy tác động đến chiều cao lớn hơn so với khi bổ sung kẽm kết hợp sắt. Do đó, nếu bổ sung kẽm để phát triển chiều cao cho con thì ba mẹ nên cân nhắc điều này. Nên sử dụng 2 sản phẩm cách xa nhau hoặc sử dụng theo liệu trình xen kẽ.

5. Phát triển não bộ và nhận thức

Kẽm có tác dụng gì với trẻ?

Thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức thông qua việc thay đổi khả năng chú ý, hoạt động, hành vi tâm lý thần kinh và phát triển vận động của trẻ. Mặc dù cơ chế chính xác chưa được biết rõ nhưng kẽm được cho là cần thiết cho quá trình tạo tế bào thần kinh mới, hình thành các khớp thần kinh. Thiếu kẽm có thể gây trở ngại cho quá trình truyền tín hiệu thần kinh và ảnh hưởng đến hành vi tâm lý thần kinh sau đó.

Bổ sung kẽm đã cho thấy giúp cải thiện phát triển vận động và tăng tính hiếu động ở trẻ sinh nhẹ cân, đồng thời tăng hoạt động mạnh mẽ và chức năng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Nguồn cung cấp kẽm cho trẻ

Để đảm bảo trẻ dưới 5 tuổi được cung cấp đủ kẽm, trước hết cha mẹ nên bổ sung qua các thực phẩm giàu kẽm. Bao gồm: hải sản (tôm, cua, sò), thịt đỏ (bò, heo), gia cầm (gà, vịt), các loại đậu và hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng…

Thực phẩm giàu kẽm

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được cung cấp đầy đủ protein (các loại thịt, trứng, sữa, hạt óc chó, cá hồi, đậu nành, bí đỏ, chuối, bông cải xanh, ngô, cải bó xôi, bơ, táo..). Nghiên cứu cho thấy những người ăn protein có khả năng hấp thu kẽm tốt hơn, trong khi những người ăn chay và thuần chay có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn.

Bảng nhu cầu kẽm của trẻ theo độ tuổ (Bộ Y tế)

Bảng nhu cầu kẽm của trẻ theo độ tuổi (Bộ Y tế)

Nếu như trẻ ít ăn các thực phẩm giàu kẽm hoặc có nguy cơ thiếu kẽm, có biểu hiện nghi ngờ thiếu kẽm, mẹ nên hỏi y kiến bác sĩ về việc bổ sung kẽm cho trẻ. Hiện nay, thành phần kẽm bisglycinate chelate sinh khả dụng cao, dễ hấp thu, an toàn trước những tương tác với thức ăn hay thuốc khác trong đường tiêu hóa… là thành phần kẽm được nhiều bác sĩ nhi khoa tin tưởng lựa chọn và khuyên dùng.

Việc hiểu rõ kẽm có tác dụng gì với trẻ, tầm quan trọng của nó và đảm bảo trẻ được cung cấp đủ kẽm sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của con trong những năm tháng đầu đời. Nếu còn đang loay hoay không biết bé nhà mình có đang thiếu kẽm? nên bổ sung thế nào hợp lý?… mẹ hãy inbox tới Facebook/ Zalo để dược sĩ Buona có thể lắng nghe và hỗ trợ!

Tài liệu tham khảo:

  • https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29186856/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4320702/
  • https://www.psychiatryredefined.org/zinc-an-essential-element-in-the-fight-against-anorexia/
  • https://www.who.int/tools/elena/interventions/zinc-diarrhoea
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29603391/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11509102/
  • https://viendinhduongtphcm.org/vi/dinh-duong-co-ban/nhu-cau-dinh-duong-khuyen-nghi.html

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline