Kinh nghiệm rèn con tự ngủ thế nào để bé tự đi vào giấc ngủ ngon, tròn giấc? Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm rèn trẻ tự ngủ hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo áp dụng. Nhưng lưu ý là sẽ có nhiều phương pháp luyện ngủ khác nhau, song điều quan trọng nhất là tính nhất quán và việc quan sát, linh hoạt áp dụng trong quá trình luyện tập mẹ nhé!
1/ Những kinh nghiệm rèn con tự ngủ đơn giản dễ áp dụng
Trong các kinh nghiệm rèn con tự ngủ thì có một số phương pháp được dựa trên bằng chứng thực tế mà mẹ nên ưu tiên thử nghiệm bao gồm:
Giờ đi ngủ sớm dần
Theo kinh nghiệm, đầu tiên mẹ hãy tìm hiểu thời gian mẹ trẻ thường buồn ngủ, dễ đi ngủ một cách tự nhiên và đặt nó làm thời gian đi ngủ tạm thời của trẻ trong vài ngày để bắt đầu rèn con tự ngủ. Sau đó chuyển sang thời gian đi ngủ sớm hơn 15 phút mỗi lần. Điều này sẽ giúp trẻ dần dần tự điều chỉnh thời gian đi ngủ sớm hơn mà dễ dàng tự ngủ được.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý tránh để trẻ ngủ nướng buổi sáng hoặc ngủ buổi chiều quá nhiều, sẽ làm trẻ mệt mỏi hơn và có thể khó ngủ.
Để trẻ khóc
Mẹ đặt bé xuống giường vào giờ đi ngủ đã được chỉ định, đóng của phòng và để mọi việc diễn ra tự nhiên. Mục đích là để bé khóc thật to cho đến khi tự ngủ thiếp đi. Những người ủng hộ phương pháp này tin rằng trẻ sẽ tự học được cách xoa dịu bản thân và theo thời gian sẽ phát triển khả năng tự ngủ.
Nếu như lựa chọn phương pháp này, mẹ nên kết hợp cùng phương pháp Ferber để có hiệu quả tốt hơn và an tâm hơn. Cụ thể, mẹ sẽ kiểm tra bé theo những khoảng thời gian xác định như sau 1, 3 hay 5 phút. Đồng thời đảm bảo mỗi lần tương tác diễn ra thật ngắn gọn và không có tiếp xúc vật lý. Mục tiêu chính của phương pháp này là giảm dần mức độ thoải mái mà ba mẹ mang lại cho trẻ.
Trò chuyện với trẻ về những cơn ác mộng
Nhiều trẻ thường khó đi ngủ vì nỗi sợ hãi, lo lắng, ác mộng. Nếu bé ở trong trường hợp này, mẹ hãy dành thêm thời gian để an ủi, trấn an, giúp trẻ đối phó với những cơn ác mộng. Như nói với trẻ về sự khác biệt giữa giấc mơ và thực tế, cho bé thấy không có điều gì phải sợ hãi. Cũng nên tránh cho trẻ xem những chương trình hoặc nghe những câu chuyện đáng sợ.
Những kinh nghiệm rèn con tự ngủ khác
Bên cạnh những phương pháp giúp bé tự ngủ kể trên, mẹ cũng có thể áp dụng cùng một vài kinh nghiệm khác để hiệu quả tốt hơn, như:
- Giúp trẻ có trạng thái tinh thần thư giãn, thoải mái trước giờ đi ngủ, để trẻ biết rằng đã đến lúc đi ngủ: trước giờ đi ngủ 3-4 giờ, nên tránh các hoạt động hay bất kỳ điều gì có thể khuất động cảm xúc hoặc thể chất của trẻ
- Tạo không gian ngủ an toàn và thoải mái: dùng khăn trải giường mềm, rèm cửa cản ánh sáng tốt, đèn ngủ với ánh sáng vàng dịu nhẹ, nhiệt độ phòng mát, không gian yên tĩnh…
- Ăn đúng giờ: tốt nhất nên để trẻ ăn tối cách 3 giờ và có thể thêm một bữa ăn nhẹ cách 45 phút trước giờ đi ngủ. Bụng quá đói hoặc quá no đều không tốt cho giấc ngủ
- Không cho trẻ tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ ít nhất 1-2 giờ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế quá trình tiết melatonin trong cơ thể và khiến trẻ khó ngủ, lâu dần có thể làm rối loạn nhịp sinh học
- Giữ thời gian đi ngủ và thức dậy nhất quán. Khi thời gian này được thiết lập, bạn sẽ không còn phải vất vả vì trẻ sẽ sẵn sàng đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên
- Chỉ sử dụng giường để ngủ: nếu có thể, giường chỉ là nơi để ngủ hay nghỉ ngơi, tránh các hoạt động khác như chơi, làm bài tập về nhà, sử dụng máy tính… để não bộ chỉ liên kết chiếc giường với việc nghỉ ngơi mà thôi
- Tránh để bé ngủ trưa quá dài hay dậy muộn
- Khuyến khích trẻ vận động
- Dành đủ thời gian cho con: nhiều trẻ có thể mãi không chịu đi ngủ vì muốn có thêm thời gian ở bên ba mẹ. Do đó, ba mẹ hãy dành thêm thời gian kết nối với bé nhé
2/ Vì sao nên rèn cho con tự ngủ?
Mẹ nên áp dụng sớm các kinh nghiệm rèn con tự ngủ, vì điều này không chỉ giúp ba mẹ nhàn hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ của trẻ:
- Ngủ nhanh hơn: luyện ngủ giúp bé dự đoán giờ đi ngủ và chìm vào giấc ngủ tốt hơn, ngủ nhanh hơn vào ban đêm
- Ít thức dậy hơn về đêm
- Ngủ lâu hơn
- Cải thiện sức khoẻ thể chất và tinh thần về lâu dài:
- Cải thiện kỹ năng vận động
- Cải thiện kỹ năng học tập và ngôn ngữ
- Cải thiện cảm xúc và tâm trạng
- Giảm béo phì
Nếu trẻ thường xuyên khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc… thì mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin tinh khiết cho bé. Đây là hormon được tiết ra tự nhiên bởi tuyến tùng trong cơ thể và liên quan mật thiết nhất tới giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng. Đặc biệt, melatonin không ảnh hưởng tới hệ thần kinh, không gây lệ thuộc.
Như vậy, có nhiều kinh nghiệm rèn con tự ngủ mà mẹ có thể tham khảo áp dụng cho bé. Nhưng cho dù bạn chọn phương pháp nào, hãy nhớ rằng sự kiên nhẫn và nhất quán là yếu tố quan trọng.