Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Ngày mấy lần thì đúng cách

Việc có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh hay không là việc làm mà các ông bố, bà mẹ hiện nay thường xuyên quan tâm. Tuy nhiên, bạn có chắc là mình đã thực hiện hút mũi cho bé đúng cách, hãy tham khảo ngay để không làm tổn thương đến vùng hô hấp của con. Chuyên gia Buona sau đây sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề hút mũi cho bé một ngày mấy lần và có nên hút mũi thường xuyên hay không. Cùng giải đáp nhé!

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ em sinh ra sức đề kháng yếu nên rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Chính vì thế mà các bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, về da nếu không được bố mẹ chăm sóc đúng cách. Sau đây là giải đáp cho câu hỏi được nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm.

Theo các chuyên gia thì cha mẹ tuyệt đối không nên dùng miệng hoặc các dụng cụ để hút mũi cho bé. Đây là một tình trạng ít gặp nhưng đáng cảnh bảo. Bởi lẽ, hành động này vô tình sẽ truyền vi khuẩn từ người lớn sang trẻ và rất dễ khiến các bé bị nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp, dụng cụ hút mũi cũng tồn tại vi khuẩn và dễ xâm nhập vào cơ thể của bé..

Tham khảo: Trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi – mẹ chớ chủ quan khỏi gây hại cho con

Vậy hút mũi cho bé bằng cách nào?

Đầu tiên, các mẹ cần lựa chọn dụng cụ hút mũi cho bé chuyên dụng. Việc nắm rõ cách dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh sẽ tránh làm tổn thương đến niêm mạc mũi của bé. Hút mũi đúng cách sẽ giúp làm sạch và thông thoáng đường thở cho trẻ. Đồng thời tránh được tình trạng nhiễm khuẩn và chống sổ mũi, ngạt mũi cho bé.

– Lựa chọn các dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

nên hút mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dụng cụ hút mũi cho trẻ. Đa dạng về kiểu dáng và chủng loại. Một số dụng cụ hút mũi hình ống hay hình chữ u từ cao su… Các mẹ nên chọn loại phù hợp từ kích thước đến chất liệu tốt nhất để sử dụng cho con. Ngoài ra, khi kết hợp cùng nước muối ưu trương, quá trình rửa mũi cho bé diễn ra nhẹ nhàng và tiện lợi hơn.

Tham khảo: Nước muối ưu trương 3% là gì?

Mỗi dụng cụ hút mũi cho bé có cấu tạo khác nhau nên cách sử dụng cũng khác nhau. Các mẹ cần tham khảo kỹ trước khi dùng cho con.

– Quy trình sử dụng hút mũi kết hợp rửa bằng nước muối ưu trương

nên hút mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần

Kết hợp nhỏ mũi bằng nước muối ưu trương với dụng cụ hút mũi cho bé

Nhỏ nước muối ưu trương vào mũi giúp làm ẩm và lỏng các chất nhầy trong mũi của trẻ trước khi hút chúng ra. Đây là bước không nên bỏ qua mà các mẹ cần chú ý. So với nước muối sinh lý khá phổ biến trên thị trường. Nước muối ưu trương được biết đến với công dụng làm sạch sâu và hiệu quả bởi nồng độ muối cao hơn hẳn (3% so với 0,9%). Còn thao tác rửa mũi cho bé bằng nước muối ưu trương và nước muối sinh lý không có nhiều điểm khác biệt.

Cách thực hiện:

+ Đặt bé nằm lên gối cao đầu nằm ngửa hoặc tư thế nằm nghiêng đổi bên khi nhỏ mũi. Sau đó nhỏ xịt trực tiếp vào 2 bên mũi của trẻ từ 1-2 giọt. Ngày thực hiện 4-6 lần tùy vào tình trạng chảy nước mũi của con.
+ Dùng dụng cụ chuyên dụng hút mũi 1 bên cho trẻ. Lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên mũi còn lại.
+ Sau khi hút mũi xong, mẹ cho bé giữ nguyên tư thế bé khoảng 10 giây để giảm dịch thừa chảy xuống họng bé.

– Lưu ý khi dùng dụng cụ hút mũi cho bé sơ sinh ngày mấy lần

+ Những lần đầu, bé có thể bị khó chịu, nôn ra dịch thừa chảy xuống cổ họng. Nhưng về sau bé sẽ quen dần và hiện tượng này sẽ không còn nữa. Để hạn chế, mẹ tránh hút mũi cho bé khi bé đang đói.
+ Khi hút dịch mũi xong, mẹ nên dùng tăm bông hay giấy khô mềm nhẹ nhàng thấm khô mũi cho trẻ.
+ Với trẻ lớn hơn 2 tuổi các mẹ có thể sử dụng xịt phun sương làm loãng dịch mũi và hướng dẫn trẻ tự “xì” mũi ra.
+ Nếu sau 5-10 phút bé vẫn còn hiện tượng nghẹt mũi, mẹ có thể nhỏ thêm vài giọt nước mũi nữa giúp trẻ dễ chịu hơn.
+ Không nên hút mũi cho bé nhiều hơn 4 lần/ngày vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi của con. Chỉ nên sử dụng nước muối nhỏ mũi dưới 4 lần/ngày để tránh làm khô bên trong mũi có thể khiến tình trạng viêm xấu đi.
+ Sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh mẹ phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận tránh làm tổn thương đến vùng mũi của con.
+ Dụng cụ hút mũi cho bé cần đảm bảo sạch sẽ. Bởi nếu không được làm sạch chúng sẽ truyền các vi khuẩn vào mũi của con khiến bệnh tình nặng hơn. Do đó, các mẹ cần dùng xà phòng và nước ấm để làm sạch dụng cụ hút mũi.

Ở trẻ sơ sinh, các bệnh lý đường hô hấp là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ, việc chăm sóc trẻ tại nhà cũng quan trọng không kém trong việc quyết định hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hiện nay, bên cạnh giải pháp hút mũi, để quá trình rữa mũi cho bé được hiệu quả và quá trình thao tác đơn giản, an toàn hơn, các bác sĩ bệnh viện Nhi TW, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Xanh Pôn,… đang áp dụng phương pháp rửa mũi, xịt xông mũi họng cho bé bằng bộ sản phẩm Nebial 3% Kit của Italy. Phương pháp này được đánh giá giúp rửa mũi sạch sâu cho bé và không cần thêm thao tác hút mũi. Mẹ có thể tham khảo thêm phương pháp TẠI ĐÂY.

Trên đây, Buona đã giải đáp cho bạn nên hút mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là tốt nhất. Hãy thực hiện việc hút mũi cho bé cẩn trọng và đảm bảo an toàn theo hướng dẫn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline