Trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi – mẹ chớ chủ quan khỏi gây hại cho con

Trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi là do đâu? Mặc dù ho, sổ mũi thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu kéo dài thì mẹ chớ chủ quan. Phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị để áp dụng giúp con nhanh khỏi.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Nguyên nhân khiến trẻ hay bị sổ mũi lâu ngày không khỏi

Sổ mũi ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều trẻ thường chảy nước mũi mỗi khi thời tiết thay đổi. Nếu trẻ ho sổ mũi lâu ngày không khỏi có thể là do mắc một số bệnh lý sau mà mẹ cần nắm rõ. 

Viêm mũi họng khiến trẻ bị sổ mũi lâu ngày

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi có thể là do trẻ đã bị viêm mũi họng. Khi thời tiết thay đổi hay môi trường khói bụi, nếu các bé không được bảo hộ đầy đủ sẽ rất dễ mắc bệnh. Cùng với các biểu hiện ho, sổ mũi ban đầu nếu không được vệ sinh đúng cách thì trẻ dễ bị viêm đường hô hấp bao gồm viêm mũi và viêm họng. Do đó, các mẹ nên cẩn trọng trong việc chăm sóc bé.

Do viêm mũi mạn tính

Trong những trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài là biểu hiện bệnh viêm mũi mạn tính. Căn bệnh này có thể do dị ứng ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ. Nó có thể gây sưng nề vùng trong của mũi, viêm họng đặc biệt là sổ mũi thường xuyên gặp ở trẻ.

Trẻ sổ mũi do dị ứng thời tiết

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng ho, sổ mũi ở trẻ em. Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại trong khi cơ trẻ chưa kịp thích nghi với nhiệt độ biến động. Từ đó, hệ miễn dịch của trẻ bị kích hoạt và tạo ra các phản ứng như ho nhẹ, sổ mũi. 

Nếu được chăm sóc đúng cách các biểu hiện này sẽ thuyên giảm trong vài ngày. Tuy nhiên nếu mẹ chủ quan, nhất là ở những trẻ có sức đề kháng kém thì tình trạng sổ mũi sẽ kéo dài và khó khắc phục hơn.

Tham khảo ngay: Trẻ ngạt mũi về đêm, mẹ phải làm sao?

Viêm mũi xuất tiết gây sổ mũi ở trẻ

Nếu các dịch nhầy trong mũi không được loại bỏ ra ngoài sẽ gây ra viêm mũi xuất tiết. Bởi lẽ, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Đặc biệt khi mũi và họng là 2 cơ quan được thông với nhau nên trẻ dễ bị viêm mũi kèm theo viêm họng. Tình trạng nhân đôi khiến việc khắc phục trở nên khó khăn hơn.

Trẻ hay bị sổ mũi lâu ngày nguy hiểm như thế nào?

trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi có thể bị viêm tai giữa.

Trẻ thường xuyên bị sổ mũi nếu không được điều trị và vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến viêm mũi mạn tính. Biểu hiện chảy nước mũi kéo dài khiến trẻ rất khó chịu ảnh và hưởng đến không nhỏ đến sức khỏe.

Nguy hiểm hơn là một số biến chứng như: nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm tai giữa hoặc một số bệnh lý khác.

Cách xử lý cho trẻ bị ho, sổ mũi lâu ngày không khỏi.

Khi bé có các biểu hiện đầu của sổ mũi nhẹ, mẹ cần tìm các biện pháp giúp cắt đứt viêm nhiễm cho trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ và bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp con tăng cường sức đề kháng. Cụ thể:

  • Đối với trẻ sơ sinh nên cho con bú nhiều hơn. Với trẻ em lớn hơn thì nên uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để làm loãng dịch nhày, thuyên giảm các triệu chứng
  • Vệ sinh mũi của trẻ bằng cách nhỏ nước muối ưu trương giúp làm ẩm và lỏng dịch nhầy. Có thể kết hợp với thiết bị rửa mũi chuyên dụng. Với những trẻ lớn có thể hướng dẫn các bé xì nhẹ để loại bỏ dịch mũi.
  • Khi bị sổ mũi các bé cần được giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ, tránh dùng tay ngoáy mũi… gây tổn thương niêm mạc dễ gây viêm nhiễm và làm bệnh lý nặng thêm.
  • Sử dụng thuốc nếu tình trạng trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi trên 4 ngày. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để cho con sử dụng đúng cách, đúng liều lượng phù hợp.

Biện pháp phòng chống sổ mũi kéo dài lâu ngày cho bé

Để phòng tránh và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý như sổ mũi kéo dài lâu ngày và gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, các bạn có thể tham khảo một số cách phòng tránh sau đây:

  • Bố mẹ cần giữ ấm cho cơ thể bé, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Nên mặc áo ấm, quàng khăn cho con tại vùng cổ, giữ ấm tại lòng bàn tay, bàn chân và vùng ngực.
  • Bổ sung các loại vitamin C và sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ để giúp trẻ tăng cường sức đề khoáng và hoàn thiện hệ miễn dịch nhằm tránh khỏi những vi khuẩn, vi rút gây bệnh cho bé.
  • Với trẻ có sức đề kháng kém, các bệnh đường hô hấp thường tái phát nên bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ trợ giúp tăng cường sức đề kháng. Nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm tăng đề kháng có nguồn gốc thiên nhiên để hệ miễn dịch của bé được hỗ trợ tự nhiên nhất.
  • Luôn giữ cho phòng ốc sạch sẽ để không khí khô, thông thoáng. Bố mẹ nên dọn dẹp, thay chăn ga gối đệm thường xuyên để tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bé.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật và mùi thuốc lá.
  • Khi đi ra ngoài, mẹ nên cho bé đeo khẩu trang để phòng tránh khói bụi từ môi trường xung quanh.
  • Tích cực cho con vận động giúp bé nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và trở nên hoạt bất hơn.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé theo tần suất 2-3 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý. Không lạm dụng rửa mũi cho bé quá nhiều bởi có thể gây ra mất chất nhầy tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công niêm mạc mũi của trẻ hơn.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh lý để kịp thời điều trị cho bé trong thời gian sớm nhất.

phòng tránh trẻ sổ mũi lâu ngày

Sử dụng bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi Nebial KIT để giúp hệ hô hấp của bé được khỏe mạnh

Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em. Mẹ có thể tham khảo sử dụng bộ dụng cụ này để rửa mũi cho bé.

Sản phẩm với đặc tính nổi trội giúp phân tán các hạt dung dịch muối ưu trương thành các hạt siêu nhỏ chỉ 16 micromet (tương đương máy khí dung). Các hạt nhỏ và nhẹ nên có thể len lỏi vào sâu hốc mũi, tăng diện tích tiếp xúc giúp làm loãng dịch nhầy hiệu quả. Đặc biệt, áp lực xịt vừa phải và luôn được kiểm soát ổn dịnh. Mẹ an tâm dùng cho bé từ ngay 3 tháng tuổi.

Qua đây, bạn đã có những kiến thức để phòng tránh và xử lý cho trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi. Hãy lắng nghe sức khỏe của con để đưa ra hướng điều trị và chuẩn đoán kịp thời.

Tham khảo thêm:

Bé sổ mũi có tự khỏi được không? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi là do đâu? Cần làm gì để nhanh khỏi?

Trẻ 6 tháng bị sổ mũi thường do nguyên nhân nào? Cần phải làm gì

Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài do đâu? Mẹ phải làm sao?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline