Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài do đâu? Mẹ phải làm sao?

Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài là tình trạng không phải hiếm gặp. Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi là do sự thay đổi thời tiết, dị ứng, nhưng cũng có trường hợp là do bé đang gặp một số vấn đề bệnh lý. Bài viết này sẽ đưa bạn đến với những thông tin hữu ích nhất xoay quanh hiện tượng trẻ bị chảy nước mũi trong.

1/ Tình trạng trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài

Tình trạng trẻ em bị chảy nước mũi trong xảy ra rất phổ biến, hầu như xảy ra ít nhiều lần trong suốt giai đoạn lớn lên và phát triển của bé. Mũi là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với không khí, với lớp niêm mạc bên trong cùng lớp chất nhầy, nó có chức năng bảo vệ hệ hô hấp.

trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài

Tuy nhiên, khi biểu mô bên trong bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài như dị vật, thời tiết hay vi khuẩn, nó sẽ gia tăng tiết chất dịch. Do đó, hiện tượng trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài sẽ thường xuyên xảy ra. Khi trẻ 8 tháng bị chảy nước mũi hay những trẻ ít tuổi hơn, con đều sẽ cảm thấy rất khó chịu. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài còn khiến bé thở khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, trường hợp em bé bị chảy nước mũi thường xuyên còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh như viêm họng, viêm mũi,.. Ba mẹ cần chú ý theo dõi các biểu hiện của con để đưa bé đi khám bác sĩ và có những giải pháp điều trị sao cho phù hợp.

2/ Bé bị chảy nước mũi kéo dài do nguyên nhân gì

Có nhiều nguyên nhân khiến bé chảy nước mũi trong kéo dài. Hầu hết các bé 7 tháng bị chảy nước mũi là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Tuy nhiên, cũng không thể ngoại trừ khả năng trẻ bị chảy nước mũi lâu ngày là do dị ứng, dị vật hoặc một số bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh.

Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài do thời tiết

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng còn kém. Bởi vậy, trong điều kiện thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ bị sổ mũi. Do thời điểm giao mùa mà nhiều bé 9 tháng bị chảy nước mũi chủ yếu vì mắc cảm lạnh. Ngoài chảy nước mũi, trẻ còn có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc hoặc không chịu ăn.

do thời tiết

Một số trường hợp bé 8 tháng bị chảy nước mũi là do cảm cúm. Bé sẽ hắt hơi và ho liên tục. Thông thường, triệu chứng sẽ chỉ diễn ra trong vòng 1 tuần. Thế nhưng, các bé yếu hơn có thể xuất hiện chảy nước mũi dai dẳng. 

Bé chảy mũi trong do dị ứng

Môi trường ngày càng ô nhiễm cùng với bụi bẩn hay phấn hoa xung quanh cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chảy nước mũi trong. Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài do dị ứng thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người, sổ mũi và hắt xì hơi thường xuyên. Một số trẻ có thể dị ứng lông thú cưng, trong khi số khác dị ứng phấn hoa, cánh hoa.

Do dị vật trong mũi

Chảy nước mũi trong ở trẻ em xảy ra cũng có thể do mũi bé vướng dị vật. Trong quá trình vui chơi, đùa nghịch, các bé có thể đã nhét gì đó vào mũi mà bạn không hề biết. Những dị vật trong khoang mũi của bé sẽ rất khó lấy ra. Bởi vậy, nước mũi bị chảy ra và có thể kèm theo cả máu. 

trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài

Do bé khóc nhiều

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi trong cũng có thể do đã khóc nhiều. Giữa mắt và mũi có một lỗ nhỏ thông nhau. Vì vậy, nếu khóc nhiều, nước mắt sẽ chảy xuống mũi và gây nên hiện tượng chảy nước mũi. Nếu là nguyên nhân này, ba mẹ không cần lo lắng bé bị chảy nước mũi phải làm sao vì tình trạng sẽ hết khi con ngừng khóc.

Do vi khuẩn, virus xâm nhập

Vì hệ miễn dịch của bé còn non nớt, nên trẻ 9 tháng bị chảy nước mũi thường xuyên có thể do vi khuẩn xâm nhập. Trẻ 5 tháng tuổi bị chảy nước mũi hoặc trẻ lớn hơn có thể đã gặp các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi cấp, bệnh về tai họng,… Nếu tiếp tục để trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường như sốt, hắt hơi, ho, dịch nhầy màu vàng hoặc xanh, các bé có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như viêm não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết.

trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài

Nếu nghi ngờ trẻ sơ sinh chảy nước mũi trong do bệnh lý, cần chủ động đưa con đi khám để nhận tư vấn và chẩn đoán sức khỏe chính xác. Qua đó, có những giải pháp điều trị phù hợp đối với con. 

3/ Cần làm gì khi bé bị chảy nước mũi kéo dài

Khi bé bị chảy nước mũi phải làm sao? Nhiều ba mẹ khá lúng túng không biết xử lý như thế nào khi thấy trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài. Dưới đây là một vài điều mà ba mẹ nên làm nếu bé bị chảy nước mũi trong.

Nhỏ nước muối sinh lý cho bé

Điều trị cho trẻ 4 tháng tuổi bị chảy nước mũi hoặc lớn hơn, việc sử dụng nước muối sinh lý là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất. Nước nhỏ mũi này sẽ giúp làm sạch khoang mũi của bé một cách an toàn. Ba mẹ có thể nhỏ 4-5 lần mỗi ngày cho em bé chảy nước mũi trong, mỗi lần khoảng 3-4 giọt. 

nhỏ nước muối sinh lý

Tùy thuộc vào tình trạng của từng bé, mà ba mẹ nên dùng với liều lượng phù hợp. Sau khi nhỏ mũi được 30s, bạn nên lấy khăn làm sạch khoang mũi cho bé. Trong trường hợp thấy mũi bé có dịch nhầy vàng đục, nhiều khả năng con đang bị viêm mũi. Để biết rõ hơn về nguy cơ này, cần đưa con đi khám để được chẩn đoán rõ ràng. 

Kê đầu bé cao trong lúc ngủ

Đây là một mẹo nhỏ có thể giúp dịch nhầy bớt chảy vào hốc mũi và cũng tạo điều kiện để con ngủ thoải mái hơn. Bằng cách này, trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài cũng cảm thấy dễ chịu hơn, hít thở dễ dàng hơn và dịch mũi cũng chảy ra ngoài tốt hơn. 

Xoa tinh dầu cho bé

Khi bé 2 tuổi bị chảy nước mũi, mẹ có thể dùng ít tinh dầu tràm để xoa vào lưng, lòng bàn chân hay ngực của bé. Không chỉ có tác dụng giữ ấm, mà tinh dầu còn giúp bé phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả. 

Bổ sung thêm chất lỏng

Với các trẻ bị chảy mũi trong nhiều, việc bổ sung thêm các chất lỏng cũng rất cần thiết. Nếu là trẻ 4 tháng bị chảy nước mũi hoặc nhỏ hơn, ba mẹ nên cho con bú nhiều cữ hơn trong ngày so với các ngày thường. Đối với các trẻ đã cai sữa/ ăn dặm, mẹ có thể bổ sung nước trái cây, nước lỏng và thức ăn dạng lỏng.

trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài

Bằng cách này, dịch trong khoang mũi sẽ loãng đi và vệ sinh mũi cho bé cũng trở nên dễ dàng hơn.

Đưa trẻ đi khám

Khi nào nên đưa trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài đi khám? Nếu thấy trẻ bị chảy nước mũi nhiều và nước mũi có màu vàng đục, tốt nhất bạn nên đưa con đi khám bác sĩ. Bởi lẽ, nhiều khả năng trẻ bị chảy nước mũi kéo dài là do vấn đề bệnh lý. Việc để lâu bệnh có thể khiến con gặp những rủi ro sức khỏe khôn lường. Ngoai ra, nếu thấy trẻ bị sổ mũi trắng đục và sốc cao, cũng cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị phù hợp và kịp thời.

Ba mẹ cũng cần lưu ý không nên áp dụng bài thuốc dân gian cho trẻ chảy nhiều mũi trong. Đa số các phương pháp này đều chưa được kiểm nghiệm và không đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi, ba mẹ cũng không được lạm dụng thuốc nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Về cơ bản, trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài là hiện tượng không phải hiếm gặp. Việc tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi là rất quan trọng. Từ đó, ba mẹ mới có những giải pháp phù hợp để hiện tượng chảy mũi chấm dứt. Hy vọng những thông tin trên đây có ích cho ba mẹ trong quá trình chăm con và xử lý khi trẻ bị chảy nước mũi. 

Tham khảo thêm: 7 + Cách ngưng chảy nước mũi đơn giản, hiệu quả nhanh tại nhà

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline