Trẻ em có nên ngâm chân nước gừng không? Tác dụng đối với sức khỏe

Trẻ em có nên ngâm chân nước gừng không là băn khoăn của nhiều mẹ, khi thấy phương pháp này mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và phần nào hiệu quả khi người lớn trong nhà bị ho, cảm. Cùng xem câu trả lời mẹ nhé!

1/ Trẻ em có nên ngâm chân nước gừng không?

Trẻ em có nên ngâm chân nước gừng không? Tác dụng đối với sức khỏe - ảnh 1

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lân, gừng có tác dụng phát tán phong hàn. Nếu trẻ bị phong hàn thì ngâm chân nước gừng sẽ giúp loại bỏ phong hàn này. Tuy nhiên, nếu không thì điều này có thể gây hại, làm bệnh của bé trở nên nặng hơn. Cảm hàn và cảm nhiệt thường các bác sĩ Đông y mới phát hiện được, do đó mẹ nên tránh tự ý áp dụng phương pháp ngâm chân với nước gừng cho trẻ, nhất là với các bé nhỏ tuổi.

2/ Tác dụng khi trẻ ngâm chân nước gừng

Gừng (Zinziber Officinale Rosc) là loại cây nhỏ, cao khoảng 5-10cm, có phần thân rễ phát triển thành củ. Trong Y học cổ truyền, gừng tươi còn được gọi là sinh khương và gừng khô gọi là can khương, có vị cay, tính ấm, quy kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày). Tinh dầu gừng có thể chữa cảm lạnh, ho, buồn nôn, đau bụng, thấp khớp do lạnh hiệu quả và được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Khi trẻ phong hàn ngâm chân nước gừng, sẽ giúp loại bỏ phong hàn, bé dễ chịu và chóng khoẻ hơn.

3/ Cách ngâm chân nước gừng hiệu quả cho bé

Sau khi biết được trẻ em có nên ngâm chân nước gừng hay không. Với những trường hợp có thể áp dụng. Phương pháp ngâm chân cho bé bằng nước gừng có thể được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 50g gừng già, 20g muối hột, 1l nước, thau hoặc chậu gỗ (nên dùng chậu gỗ để hiệu quả tốt hơn)
  • Thực hiện: gừng gọt vỏ và rửa sạch dưới vòi nước, cho vào cối giã nhỏ hoặc thái lát mỏng. Sau đó thêm muối và nấu, khi sôi để thêm khoảng 5 phút trong lửa nhỏ để tinh dầu trong gừng hoà vào nước. Tắt bếp và để nguội khoảng 40 độ rồi cho bé ngâm chân

Để hiệu quả tốt hơn, mẹ nên vừa ngâm chân vừa massage huyệt cho bé.

Trẻ em có nên ngâm chân nước gừng không? Tác dụng đối với sức khỏe - ảnh 2

4/ Những lưu ý khi cho bé ngâm chân bằng nước gừng

Ngâm chân bằng nước gừng ít nhiều mang lại hiệu quả cho trẻ khi bị cảm cúm. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý:

  • Chỉ nên ngâm chân bằng nước gừng với trẻ bị phong hàn
  • Đợi nước ngâm chân nguội đến nhiệt độ vừa phải (khoảng 40 độ C) rồi mới sử dụng để tránh làm bỏng da bé

Ngoài ra, với trẻ bị sổ mũi, cảm cúm, để hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh cho bé thì mẹ có thể tham khảo nhỏ mũi cho bé cùng dung dịch muối ưu trương Nebial 3%.

Trẻ em có nên ngâm chân nước gừng không? Tác dụng đối với sức khỏe - ảnh 3

Với công thức độc đáo của muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm, Nebial 3% sẽ giúp mẹ nhanh chóng loại bỏ những dịch nhầy mũi gây bít tắc, ngay cả những mảng nhầy mũi khô cứng. Từ đó sẽ giúp bé dễ thở, giảm nhanh khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi…

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ trẻ em có nên ngâm chân nước gừng, đồng thời biết cách sử dụng đúng trường hợp và đúng cách. Nếu còn băn khoăn nào về sức khoẻ của bé, mẹ hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Zalo/Facebook để dược sĩ Buona có thể hỗ trợ!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline