Cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau dễ làm, bé hứng thú

Dù đã dỗ dành đủ kiểu, làm đủ cách nhưng trẻ vẫn lười ăn rau. Thấu hiểu nỗi khó khăn, lo lắng của mẹ, Buona đã tổng hợp và chọn lọc được những cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau dễ làm và hiệu quả dưới đây. Cùng tìm xem và lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp mẹ nhé!

1/ Tại sao cần chế biến rau cho trẻ lười ăn rau?

Cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau

Rau củ là nhóm thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ chính, cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong khi phần lớn các bé lại không thích món ăn dinh dưỡng này. Vì vậy mà việc chế biến rau thế nào để hợp khẩu vị các bé quan trọng và cần thiết.

Bổ sung rau củ thường xuyên sẽ giúp bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng, có một chế độ ăn cân bằng. Vitamin và khoáng chất đa dạng trong rau củ quan trọng cho hệ miễn dịch, tiêu hoá, thị lực, xương và răng…

Tuy chỉ cần bổ sung với lượng nhỏ nhưng đây là những thành phần không thể thiếu trong giai đoạn trẻ đang phát triển vượt trội này. Tuỳ từng vi chất cụ thể mà việc thiếu hụt sẽ gây ra các vấn đề khác nhau trong các vấn đề như: biếng ăn, chậm phát triển chiều cao, dễ nhiễm trùng, mệt mỏi, kém tập trung, da khô, nhăn nheo, khô mắt, quáng gà, hay ốm vặt…

Đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ chính. Không chỉ là dinh dưỡng của các lợi khuẩn đường tiêu hoá mà chất xơ còn giúp làm mềm phân, tạo khối cho phân để duy trì việc đi ngoài dễ dàng và đều đặn.

Bên cạnh đó, nên chế biến rau thế nào để giữ được tối đa dưỡng chất, đồng thời trẻ hứng thú với bữa ăn cũng quan trọng để giúp con ăn ngon miệng hơn. Rau củ với nhiều màu sắc, hương vị đa dạng khi được chế biến tốt cũng sẽ giúp tăng cường sự hấp dẫn cho bữa ăn.

Không chỉ là ăn chín, uống sôi, khi chế biến rau củ cho bé ba mẹ cũng nên chú ý một số lưu ý cơ bản để con hứng thú hơn với nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng này, nhất là những bé lười ăn rau.

2/ Cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau

Cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau

Trẻ em luôn bị thu hút bởi những gì ngộ ngĩnh, màu sắc… Vì vậy, khi chế biến rau cho những bé lười ăn rau, mẹ nên biến rau củ thành những hình thù ngộ nghĩnh như trái tim, ngôi sao, chiếc xe oto… Chúng ta có thể dùng những khuôn có sẵn, kết hợp các loại rau củ với nhau để tạo thành những hình thù sáng tạo, nhiều màu sắc thu hút hơn. Có thể gợi trí tò mò của bé bằng cách kể những câu chuyện, màn hỏi đáp… xung quanh các món ăn này.

Kế đến, mẹ cũng có thể kết hợp rau củ cùng những thực phẩm mà bé yêu thích. Như trộn rau cùng thịt băm, trứng, phô mai; làm sinh tố, smoothie rau củ và trái cây; nấu canh rau củ cùng thịt, tôm mà bé thích… Bé sẽ dễ dàng ăn thêm rau hơn trước lời kêu gọi của mẹ. Đồng thời sự kết hợp này sẽ giúp món ăn được cân bằng, ngon miệng và dễ tiêu hoá.

Ngoài ra, thay vì 1, 2 cách chế biến đơn điệu, mẹ hãy xen kẽ giữa các món luộc, hấp, xào, nướng, salat… Dù luộc, hấp sẽ là cách giữ dinh dưỡng trong rau cách tốt nhất. Nhưng việc trẻ ăn thêm một chút rau sẽ tốt hơn là con từ chối không chịu ăn chút nào cả.

Tham gia vào quá trình chế biến cũng sẽ giúp bé hứng thú, muốn thưởng thức thành quả của bản thân hơn. Vì vậy, mẹ nên cho bé tham gia cùng, dù rằng điều này có thể sẽ làm việc chế biến trở nên lâu hơn, mẹ thêm công dọn dẹp.

Có nhiều mẹo chế biến rau cho trẻ lười ăn rau như tạo hình ngộ nghĩnh, kết hợp cùng những thực phẩm mà bé yêu thích, đa dạng trong cách chế biến… Cùng lưu lại và áp dụng ngay hôm nay mẹ nhé!

3/ Những món ăn cho bé lười ăn rau dễ chế biến

Đây là một số gợi ý món ăn sáng tạo, thú vị, dễ chế biến mà mẹ có thể tham khảo để thêm vào thực đơn cho những bé lười ăn rau, giúp con dần hứng thú hơn với các bữa ăn dinh dưỡng.

3.1. Bánh rau củ thịt cá

Bánh rau củ thịt cá cho trẻ lười ăn rau

Với món bánh này, mẹ có thể kết hợp dễ dàng một vài loại rau củ tuỳ ý với thịt, cá mà bé yêu thích. Bánh dễ ăn và có mùi vị thơm ngon.

Chuẩn bị:

  • Rau củ (cà rốt, củ cải, ớt chuông, su hào, chùm ngây, cải bó xôi, rau dền, dưa leo…)
  • Thịt (gà, heo, bò,cá…)
  • Bột mì, bột gạo hay yến mạch
  • Gừng, sả, lá chanh…

Cách làm: rau củ ép lấy nước và giữ lại một muỗng canh bã rau củ. Thịt cá băm nhỏ và hấp cùng gừng, sả, lá chanh băm nhỏ. Trộn bột mì và bột gạo với tỷ lệ 1:2. Sau đó trộn tất cả các nguyên liệu với nhau. Làm nóng chảo, tráng chảo với một chút dầu rồi múc từng hỗn hợp bột áp chảo. Bánh chiên trong lửa nhỏ, khi khô thì lật để bánh chín đều.

3.2. Bánh trái cây

Bánh trái cây đẹp mắt cho bé lười ăn rau

Tương tự như món bánh rau củ, mẹ có thể thay đổi linh hoạt loại trái cây để làm bánh cho bé. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị trái cây (dưa hấu, lê, thanh long, cam, xoài…) và ép lấy nước hoặc nghiền nhuyễn. Sau đó trộn cùng bột (bột gạo, bột mì, bột năng, yến mạch hay quinoa).

Nếu làm bánh hấp, sẽ cần dùng bột gạo, bột năng theo tỷ lệ 1:1. Thoa chút dầu dưới đáy bát rồi đem hấp cách thuỷ trong 20 phút. Nên đậy khăn sữa vào nắp nồi để bánh không bị đọng nước.

Nếu làm bánh pancake trái cây, nên dùng bột gạo, bột mì được trộn theo tỷ lệ 1:2 (có thể thêm yến mạch, quinoa), có thể cho thêm bột nở để bánh có độ phồng. Sau khi làm nóng chảo và tráng đáy chảo bằng một lớp dầu mỏng, múc từng hỗn hợp bột áp chảo. Để bánh trong lửa nhỏ. Khi bánh khô thì lật để bánh được chín đều.

3.3. Măng tây tẩm bột, măng tây nghiền…

Cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau

Khi bé được 8-10 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho con làm quen với loại rau này. Măng tây có chứa nhiều vitamin A và C tốt cho hệ miễn dịch, lượng chất xơ lớn tốt cho đường tiêu hoá. Ngoài ra, măng tây còn hoạt động như một chất lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Loại rau này có lượng dinh dưỡng dồi dào: kali, canxi, sắt, vitamin B6, axit folic…

Mẹ có thể làm món măng tây tẩm bột cho bé như sau:

  • Nguyên liệu: măng tây, bột mì, trứng, dầu oliu, vụn bánh mì
  • Thực hiện: măng tây lấy phần non, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó lăn măng tây qua bột mì, nhúng qua lớp trứng, vụn bánh mì. Xếp măng tây lên khay rồi phun dầu oliu lên, đem nướng trong 10 phút ở 230 độ C

Với món măng tây nghiền, mẹ chỉ cần rửa sạch măng tây rồi hấp hay luộc tới khi chín mềm. Khi măng đã nguội bớt thì cho vào máy xay nhuyễn, lọc qua rây cho bé ăn. Có thể kết hợp cùng táo để thêm hương vị, bé dễ ăn hơn.

3.4. Ngô xào ớt chuông

Trẻ lười ăn rau phải làm sao

Ngô xào với ớt chuông sẽ là món ăn nhiều màu sắc, vị giòn ngon lạ miệng thu hút bé. Ngoài chất xơ, món ăn còn cung cấp cho bé nhiều đạm, tinh bột, vitamin (C, E, B6, B9, K1, A…), khoáng chất (kali, sắt, magie, phốt pho…), các chất chống oxy hoá. Tốt cho thị lực, tiêu hoá, tim mạch, dự phòng thiếu máu, tốt cho trí nhớ…

Mẹ sẽ cần chuẩn bị: ngô, ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ, dầu hạt cải, rau mùi.

Các bước thực hiện như sau: ngô tách hạt. Ớt chuông thái hạt lựu rồi xào với dầu hạt cải trong 3 phút, thêm ngô rồi xào trong 2 phút nữa. Nêm thêm gia vị phù hợp với độ tuổi của bé, thêm rau mùi.

3.5. Đậu que

Đậu que là thực phẩm giàu canxi, vitamin A, vitamin C và nhiều vi chất khác như kali, magie, sắt, phốt pho, niacin, vitamin K… Đây là loại rau mà mẹ có thể sử dụng cho bé ngay từ những ngày đầu ăn dặm.

Mẹ có thể làm món đậu que sốt Teriyaki cho bé như sau:

  • Chuẩn bị: đậu que, sốt Teriyaki, hẹ, hạnh nhân
  • Thực hiện: đậu que rửa sạch rồi xào với một chút dầu trong 3 phút cho vừa chín. Thêm hẹ thái nhỏ, hạnh nhân nướng đập dập và sótp Teriyaki vào, đảo đều tay. Bày món ăn ra đĩa cho bé ăn

Hoặc món kem bạc hà đậu que:

  • Chuẩn bị: 200 gram đậu que, 2 lá bạc hà, 1/4 chén sữa chua, dầu oliu
  • Thực hiện: đậu que rửa sạch, tước chỉ bỏ, rồi hấp hoặc luộc với một chút dầu oliu, sau đó nghiền nhuyễn. Lá bạc hà thái nhỏ rồi nghiền cùng đậu que, sau đó cho bé ăn

3.6. Súp bí đỏ bơ đậu phộng

Cách làm súp bí đỏ cho bé không thích rau

Ở món ăn này, mẹ cần chuẩn bị: bí đỏ, bơ đậu phộng, hành tây, dầu oliu, nước dùng thịt gà, bột cà ri.

Các bước thực hiện như sau: hành tây thái  nhỏ, xào với dầu oliu cho tới khi chín mềm. Sau đó cho bí đỏ, nước dùng thịt gà, bơ đậu phộng và một chút bột cà ri vào khuấy đều. Thêm gia vị vừa ăn và phù hợp với độ tuổi của bé. Khi món ăn đã chín nhừ thì múc ra chén cho bé ăn.

3.7. Trứng hấp rau củ

Cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau

Trứng hấp rau củ không chỉ mềm, dễ ăn, màu sắc bắt mắt mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bé.

Mẹ sẽ cần chuẩn bị: trứng, cà rốt, đậu que, đậu hà lan, thịt nạc xay.

Thực hiện: các loại rau củ rửa sạch rồi thái hạt lựu, Thịt nạc xay ướp với một chút gia vị trong 15 phút. Sau đó đem các loại rau củ, thịt nạc trộn đều cùng trứng. Đem hấp cách thuỷ trong 20 phút.

3.8. Cà rốt/ khoai lang/ khoai tây cắt khúc chiên

Cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau

Ngoài các món bánh, rau xào, hấp, mẹ cũng có thể biến tấu thực phẩm cùng các món chiên lạ miệng như cà rốt/ khoai lang/ khoai tây cắt khúc chiên.

Mẹ sẽ cần chuẩn bị: cà rốt/ khoai lang/ khoai tây, dầu oliu, húng tây khô, muối.

Thực hiện: cà rốt/ khoai lang/ khoai tây gọt vỏ, cắt khúc hoặc dùng dao cắt hình lượn sóng, đem ướp cùng dầu oliu, húng tây khô và chút muối. Sau đó đem nướng ở 200 độ trong 15 phút.

Trên đây là những cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau và một số gợi ý thực đơn. Mẹ hãy lưu lại và thực hành để tạo hứng thú, chủ động cho bé với những món ăn dinh dưỡng này nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline