Trẻ sơ sinh thở rút lõm là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không

Khi thấy trẻ sơ sinh thở rút lõm, nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con. Bởi lẽ, thở rút lõm thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý tai – mũi -họng nguy hiểm. Vậy cụ thể tình trạng này do đâu mà có? Cách khắc phục ra sao?

1/ Trẻ sơ sinh thở rút lõm nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở rút lõm là một triệu chứng bất thường có thể xuất phát từ vô số các nguyên nhân khác nhau. Dưới đây, Buona sẽ tổng hợp một số nguyên nhân điển hình nhất dẫn tới tình trạng này: 

trẻ sơ sinh thở rút lõm

Thở rút lõm có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khi còn nằm trong bụng mẹ

  • Thai nhi khi còn ở trong tử cung của mẹ đã bị thiếu dưỡng khí dẫn tới việc khi chào đời bị thở rút lõm.
  • Nhiều bà bầu trong quá trình mang mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nhưng không được điều trị triệt để. Hậu quả là trong quá trình sinh nở, bé tiếp xúc với các dịch viêm nhiễm và bị thở rút lõm lồng ngực. 
  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh thở nhanh, mạnh rút lõm còn có thể là do vô tình hít hỗn hợp giữa phân su cùng nước ối vào phổi hoặc đường khí quản trong quá trình mẹ chuyển dạ (Hội chứng hít nước ối phân su).
  • Các bệnh lý viêm nhiễm như viêm da, viêm dây rốn hay viêm khoang miệng cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ gây thở rút lõm ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày khiến bé hít sữa vào phổi. Kéo theo đó là các triệu chứng nguy hiểm khác như thở nhanh, thở gấp, da tím tái…

2/ Dấu hiệu thở rút lõm ở trẻ sơ sinh là gì?

Thông thường, trẻ sơ sinh khi hít vào, lồng ngực của bé sẽ phồng ra và căng lên do không khí đang di chuyển vào phổi. Tuy nhiên dấu hiệu trẻ sơ sinh thở rút lõm sẽ khiến bụng phập phùng, khi bé hít vào, phần dưới của lồng ngực (vị trí ranh giới giữa phần ngực và phần bụng) bị lõm xuống một cách bất thường. Điều này cho thấy bé đang gặp phải tình trạng khó thở. 

thở rút lõm là gì

Dấu hiệu điển hình của triệu chứng này ở trẻ em

Nếu nghi ngờ bé sơ sinh thở rút lõm, cha mẹ có thể để con nằm yên, tránh cử động rồi vén áo bé lên quan sát trong vài phút sẽ cho kết quả chính xác hơn. 

Lưu ý: Nếu thấy bên trên xương đòn bị lõm xuống hoặc các khe liên sườn co rút, cha mẹ tránh nhầm lẫn vì đây không phải là dấu hiệu của triệu chứng thở rút lõm. 

Ngoài ra, tùy vào số tháng tuổi mà dấu hiệu thở rút lõm có thể đi kèm với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể: 

  • Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 2 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh thở rút lõm kèm theo tiếng thở khò khè, bú ít hoặc bỏ bú, ngủ li bì khó có thể đánh thức. Nhiều trường hợp còn kèm theo triệu chứng sốt co giật.
  • Trẻ sơ sinh lớn hơn 2 tháng tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Thở nhanh ở lồng ngực kèm theo tình trạng chán ăn, bỏ ăn, có tiếng thở rít ở trẻ em, ngủ li bì và khó đánh thức. 

Khi thấy bé mắc phải các triệu chứng kể trên, tốt nhất cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi đây đều là các dấu hiệu bất thường cho thấy bé đang gặp vấn đề sức khỏe. 

Đọc thêm: hiện tượng thở dài ở trẻ em để tránh nhầm lẫn các triệu chứng khi xác định tình trạng sức khỏe của con.

3/ Trẻ bị thở rút lõm có nguy hiểm không?

Tình trạng trẻ sơ sinh thở rút lõm là đặc biệt nguy hiểm. Nó thường là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh viêm phổi. Viêm phổi là một bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng mà trẻ sơ sinh cùng trẻ nhỏ rất dễ mắc phải. Bệnh lý này nếu không được sớm phát hiện và thăm khám, điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:

  • Gia tăng nguy cơ gây viêm nhiễm các cơ quan khác ở hệ hô hấp.
  • Gây nhiễm trùng máu.
  • Làm tràn dịch màng phổi khiến bé gặp nhiều khó khăn trong hô hấp. Đồng thời, làm tăng cao số lượng bạch cầu trong máu gây ra tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
  • Viêm màng não dẫn tới rối loạn thần kinh, thậm chí là làm tổn thương não ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
  • Khiến trẻ mắc phải hội chứng suy hô hấp cấp.
  • Gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh áp xe phổi, viêm phổi mạn tính làm suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.
  • Làm ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn, gây tràn dịch màng tim và trụy tim
  • Một số biến chứng nguy hiểm khác: viêm khớp, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc…
thở rút lõm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bé

Tình trạng thở rút lõm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bé

4/ Cách xử lý tình trạng thở rút lõm cho bé

Có thể thấy được, trẻ sơ sinh thở rút lõm là một tình trạng đặc biệt nguy hiểm mà cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan hay chậm trễ trong việc điều trị. Bệnh viêm phổi gây ra chứng thở rút lõm có thể xuất phát từ những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…

trẻ sơ sinh thở rút lõm

Cha mẹ cần được nhanh chóng đi thăm khám cho con

Do đó, ngay từ khi bé có biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi hay hắt hơi, ho có đờm kéo dài, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tránh trì hoãn có thể khiến bệnh biến chứng thành viêm phổi và khiến trẻ thở nhanh, thở gấp.

Ngoài ra, khi thấy bé dấu hiệu bị thở rút lõm do viêm phổi gây nên, cha mẹ còn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây sẽ phần nào xoa dịu được sự khó chịu cho bé:

  • Vỗ nhẹ lưng giúp trẻ long đờm dễ dàng hơn.
  • Lựa chọn thức ăn dạng mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo hay súp.
  • Khi thấy bé chán ăn, bỏ ăn, không nên ép bé ăn mà chia nhỏ thành nhiều bữa để đảm bảo bé vẫn được bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ, đặc biệt là giường ngủ cùng các vật dụng vệ sinh, làm sạch cũng như đồ chơi của bé. 
  • Vệ sinh, làm sạch mũi cho bé bằng dung dịch nước muối (ví dụ như nước muối ưu trương Nebial 3%). 

dung dịch nước muối nebial 3

Như vậy, có thể thấy được, tình trạng trẻ sơ sinh thở rút lõm thường tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có dấu hiệu này. Thay vào đó, hãy dành thời gian để theo dõi sức khỏe của bé mỗi ngày nhé!

Tham khảo thêm: Nhận biết các tiếng thở bất thường ở trẻ em để điều trị đúng cách

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline