Một trong những kinh nghiệm các mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón đáng chú ý nhất là bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, còn có một số mẹo hữu ích khác để thúc đẩy quá trình bé đi ngoài dễ dàng nhanh hơn. Tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để có thể giúp bé sớm trở lại tiêu hóa bình thường.
1/ Kinh nghiệm các mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn của mẹ, do sữa ngoài, hoặc các vấn đề về bệnh lý. Khi bị táo bón, con thường kém ăn, ít đi ngoài và luôn trong tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Táo bón là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, bởi vậy ba mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy áp dụng các biện pháp và kinh nghiệm tốt nhất để giúp con đi tiêu thuận lợi hơn.
Dựa trên một số kinh nghiệm các mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón dưới đây, bạn có thể thử thực hiện để giúp con sớm tiêu hóa được bình thường.
Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn
Qua kinh nghiệm chăm con với các bé bú sữa mẹ, việc quan trọng đầu tiên mẹ có thể làm để hỗ trợ điều trị táo bón cho con là tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Đối với các bé đã ăn dặm, mẹ có thể bổ sung trực tiếp cho con các loại rau củ quả giàu xơ để nhanh chóng cải thiện tình trạng khó tiêu ở bé.
Các thực phẩm rau củ quả giàu xơ nên ăn: rau chân vịt, rau khoai lang, cà rốt, củ cải đường, táo, lê, dâu tây, bơ…
Massage bụng cho bé
Nhiều bà mẹ truyền tải kinh nghiệm khi trẻ sơ sinh bị táo bón là hãy massage bụng cho bé. Cách mát xa này có thể đem đến hiệu quả tức thì giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mỗi bé là khác nhau và khả năng hết táo bón nhờ cách mát xa cũng sẽ không giống nhau. Cách thực hiện massage bụng:
- Dùng 3 ngón tay giữa chụm lại và đặt lên bụng xoa quanh rốn của bé
- Không dùng áp lực lớn, mà chỉ ấn ở mức độ vừa phải theo chuyển động tròn
- Mát xa trong vòng 3 phút mỗi lần
Bằng cách này, thức ăn mềm sẽ di chuyển xuống dưới hậu môn và có thể được đào thải ra ngoài. Nhờ đó, tình trạng khó tiêu ở trẻ thuyên giảm nhanh hơn.
Ngâm hậu môn với nước ấm
Một kinh nghiệm các mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón đáng thử khác là cách ngâm hậu môn với nước ấm. Đây cũng là cách hỗ trợ điều trị táo bón đem lại hiệu quả ngay tức khắc. Đặc biệt, phương pháp này sẽ rất hữu hiệu với các bé không chịu ăn và quấy khóc.
Mẹ hãy chuẩn bị nước ấm để ngâm hậu môn cho bé trong 5-10 phút. Nước ấm có thể kích thích cơ hậu môn nở ra và giúp phân được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Bạn có thể thực hiện mẹo này ngày 1-2 lần để giúp bé nhanh chóng hết táo bón.
Bổ sung nước cho con
Nước uống có khả năng làm mềm phân và giảm thiểu nguy cơ bị táo bón. Bởi vậy, việc bổ sung nước cho bé là rất quan trọng vừa giúp con đạt được lợi ích sức khỏe vừa tránh tình trạng khó tiêu.
Đúc kết kinh nghiệm đối với trẻ sơ sinh ở khoảng 1 – 3 tuổi, bạn có thể cho con uống khoảng 500 – 600ml nước, chia để thành các đợt uống khác nhau trong ngày.
Bên cạnh đó khi bé bị táo bón nhiều mẹ đã tin tưởng và lựa chọn bột nhuận tràng Peginpol với thành phần chứa Macrogol 3350 sản phẩm dạng bột pha hỗn dịch. Được Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK khuyến nghị là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em nhờ hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng. Với tác dụng rất nhanh chỉ từ 3 – 6 ngày cho bé sử dụng, tình trạng táo bón của con sẽ nhanh chóng thuyên giảm rõ rệt.
2/ Mẹ cần chăm sóc con thế nào khi bị táo bón
Táo bón là bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Ba mẹ có thể chữa trị cho bé bị táo bón tại nhà bằng các mẹo khác nhau. Ngoài kinh nghiệm các mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón như đã đề cập trên đây, bạn có thể tham khảo một số lưu ý về cách chăm sóc khi con bị táo bón để tối ưu hóa khả năng con đi tiêu nhanh hơn như sau:
- Nên bổ sung rau xanh và hoa quả chín cho trẻ bị táo bón như: Mồng tơi, khoai lang, đu đủ, chuối, bưởi, hồng xiêm. Không nên cho bé ăn các loại quả cứng như ổi
- Không cho bé uống đồ uống có ga, caffeine và hạn chế ăn bánh kẹo ngọt
- Bạn nên tập cho bé đi đại tiện đúng giờ, không nên để bé quá buồn đi ngoài mới vội vã cho đi. Thông thường, nên cho bé đi sau bữa ăn vì đây là thời điểm nhu động ruột tăng
- Thường xuyên rửa sạch hậu môn cho bé. Kiểm tra nếu bị nứt kẽ, cần bôi thuốc vào hậu môn như hướng dẫn
- Tập cho bé vận động mỗi ngày như chơi thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức vì hoạt động sẽ giúp các cơ ở bụng và hậu môn giãn ra
Đa số các trường hợp bị táo bón đều có thể chữa khỏi tại nhà. Tuy ba mẹ vẫn cần đề phòng theo dõi tình trạng của bé để đưa con đi khám nếu thấy các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, phân đi ngoài có máu, hậu môn sưng tấy, đau rát, trẻ buồn nôn, sốt cao, chóng mặt,…
Qua việc đúc kết các kinh nghiệm các mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón, bạn sẽ có thêm một số mẹo chữa táo bón để thử áp dụng với con mình. Việc bổ sung chất xơ và điều chỉnh chế độ ăn uống cho mẹ và bé không phải là điều cần làm duy nhất. Hãy tăng cường thêm một số mẹo khác để có thể nhanh chóng giúp con đi đại tiện dễ dàng hơn. Với những thông tin trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ chăm sóc bé tốt hơn khi con bị táo bón.
Tham khảo thêm:
– Cách xoa bụng chữa táo bón cho trẻ đơn giản hiệu quả ngay tại nhà
– Chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi thế nào? Có hiệu quả không
– Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón là gì? Những cách phòng tránh
– Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả nhất