Người bé lạnh nhưng toát mồ hôi do nguyên nhân nào? Tìm hiểu ngay

Hiện tượng người bé lạnh nhưng toát mồ hôi trong một số trường hợp có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm của trẻ, cần được điều trị nhanh chóng và kịp thời. Vậy tình trạng này là do nguyên nhân nào gây ra? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây để có những câu trả lời chính xác nhất.

1/ Người bé lạnh nhưng toát mồ hôi do nguyên nhân gì?

Người bé lạnh nhưng toát mồ hôi là hiện tượng mặc dù không nóng nhưng trẻ vẫn ra mồ hôi và có thể cảm nhận thấy rõ ràng ở da trẻ có cảm giác ẩm ướt, trẻ ớn lạnh. Một số điểm có thể toát mồ hôi của trẻ lúc này đó là: lòng bàn tay, bàn chân, nách.

Mẹ có thể thấy dấu hiệu của tình trạng này như sau: khi trời không nóng, trẻ không vận động, chạy nhảy nhiều những vẫn ra mồ hôi, trẻ có những biểu hiện mệt mỏi, khó chịu. Hiện tượng người bé lạnh, toát mồ hôi có thể do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên. Cụ thể:

Nguyên nhân sinh lý

Những nguyên nhân sinh lý của hiện tượng người bé lạnh nhưng toát mồ hôi có thể được kể đến như: do hệ thần kinh trong quá trình điều tiết mồ hôi chưa ổn định, đặc biệt là những lúc trẻ bồn chồn, lo lắng thì mồ hôi sẽ tự động tiết ra mất kiểm soát mặc dù trẻ không nóng.

Một nguyên nhân thường thấy khi bé toát mồ hôi, người ớn lạnh có thể kể đến đó là trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là canxi, khi thiếu chất này sẽ khiến bé thường xuyên quấy khóc, nhất là vào ban đêm, bé sẽ ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc và hay bị giật mình.

Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ mắc chứng tăng tiết mồ hôi bất thường mà không hề có bất cứ dấu hiệu nào báo trước. Với nguyên nhân này thì là do di truyền chứ trẻ cũng không gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe nên mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, chứng tăng tiết mồ hôi này có thể khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Mẹ có thể cân nhắc cho trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm tình trạng này.

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, hiện tượng lạnh người nhưng bị toát mồ hôi ở trẻ em cũng có thể cảnh báo những bệnh lý như sau:

+ Cơ thể bị sốc

Đây là hiện tượng vô cùng nguy hiểm khi cơ thể không thể nhận được đủ lượng oxy và máu cần thiết để có thể hoạt động bình thường. Cơ thể sẽ bị sốc đột ngột do phản ứng quá mạnh mẽ với điều kiện môi trường hoặc chấn thương vừa mới gặp phải nên nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể khiến tất cả các cơ quan dừng vận động và dẫn đến tử vong.

Nếu mẹ thấy trẻ có những triệu chứng sốc sau đây thì không nên bỏ qua: thở mạnh, gấp; da nhợt nhạt, tím tái; chóng mặt, tim đập nhanh; đồng tử giãn bất thường …

+ Nhiễm trùng

Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến người bé lạnh nhưng toát mồ hôi do các loại vi khuẩn và virus gây ra. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể dẫn đến khả năng nhiễm trùng máu. Lúc này, oxy và máu sẽ được vận chuyển một cách khó khăn nên dễ hình thành nên hiện tượng đổ mồ hôi không kiểm soát. 

Những biểu hiện đi kèm với nhiễm trùng có thể được kể đến như: tim đập nhanh, sốt cao, bé cảm thấy ớn lạnh; nghiêm trọng hơn là trẻ mất ý thức, khó thở, không tỉnh táo.

người bé lạnh nhưng toát mồ hôi

Bé toát mồ hôi bất thường dù không nóng có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu

+ Bệnh tim mạch

Đổ mồ hôi lạnh có thể xem như một dấu hiệu đầu tiên của một cơn đau tim sắp đến. Đây có thể là những biểu hiện cảnh báo bệnh lý tim mạch ở trẻ nhỏ. Lúc này trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt, hay ho, khó thở
  • Trẻ cảm thấy ớn lạnh, người hay run lên từng cơn, đặc biệt khi đổ mồ hôi
  • Môi, ngón tay, ngón chân của trẻ có màu tím tái.
  • Trẻ có những biểu hiện khó chịu ở vùng ngực, cổ.

+ Bệnh hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường có trong máu giảm hơn so với bình thường. Lúc này cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, khó chịu và nôn nao. Vì vậy trong trường hợp cơ thể toát mồ hôi lạnh thì bệnh tiểu đường cũng có thể là một nguyên nhân.

+ Bệnh huyết áp thấp

Nếu trẻ bị huyết áp thấp đồng nghĩa với tình trạng huyết áp của trẻ đang bị giảm thấp hơn so với mức bình thường. Nếu không có giải pháp kịp thời, tình trạng của trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu mẹ thấy trẻ: cảm thấy kiệt sức, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn hoặc chóng mặt thì cách tốt nhất nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời nhất.

2/ Trẻ em toát mồ hôi lạnh có nguy hiểm không?

Tình trạng người bé lạnh nhưng toát mồ hôi là một hiện tượng đổ mồ hôi bất thường mà ở đó, một số trường hợp sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, thậm chí là cả tính mạng.

Nếu là do những nguyên nhân sinh lý thì mẹ cũng không cần quá lo lắng mà chỉ cần có những giải pháp bồi bổ sức khỏe hợp lý nhằm giúp trẻ cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, nếu người bé lạnh toát mồ hôi là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm thì mẹ không nên bỏ qua mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

bé lạnh

Trong một số trường hợp, bé ớn lạnh toát mồ hôi là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị ngay lập tức

3/ Cần làm gì khi người bé lạnh nhưng toát mồ hôi

Khi thấy người bé lạnh và bị toát mồ hôi, mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn:

Bổ sung nước cho cơ thể

Việc bổ sung nước sẽ giúp trẻ bổ sung lượng nước đã thoát ra ngoài qua đường mồ hôi giúp trẻ cảm thấy bớt mệt mỏi, chóng mặt hơn. Ngoài ra việc uống nước cũng có tác dụng tốt trong quá trình thanh lọc cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.

Đưa trẻ đến bệnh viện

Đối với trường hợp nghi ngờ người bé lạnh nhưng toát mồ hôi là do nguyên nhân bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời, tránh những nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, nghiêm trọng hơn là cả tính mạng của trẻ. 

người bé lạnh nhưng toát mồ hôi

Bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho trẻ

Mong rằng bài viết về người bé lạnh nhưng toát mồ hôi đã đem đến những thông tin bổ ích cho các mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh tay gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm: Trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ là do đâu? Những cách xử lý cần biết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline