Trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ là do đâu? Những cách xử lý cần biết

Hiện tượng trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ xảy ra ở phổ biến ở trẻ nhỏ và khiến các mẹ không khỏi băn khoăn về tình trạng này liệu có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử lý hiệu quả thông qua bài viết sau đây.

1/ Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ

Trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ là hiện tượng mồ hôi xuất hiện bất thường khi trẻ không vận động, ở đây là lúc ngủ khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Đây có thể là điều vô cùng bình thường trong sự phát triển của trẻ tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm của trẻ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng mà trẻ đang gặp phải, mẹ cần nắm vững các nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị ra mồ hôi ở phần đầu khi ngủ như sau:

Do nguyên nhân khách quan bên ngoài

Các nguyên nhân khách quan có thể kể đến như: thời tiết quá nóng, không gian nghỉ ngơi, quần áo quá chật … khiến tuyến mồ hôi tự động điều tiết để điều chỉnh thân nhiệt của trẻ giúp cho cơ thể ở trạng thái cân bằng. Những hiện tượng sinh lý này là hoàn toàn bình thường, nhanh chóng kết thúc và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Do hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện

Khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh sẽ chưa được hoàn thiện hoàn toàn dẫn đến tự mình điều chỉnh thân nhiệt sẽ gặp khó khăn. Hệ thần kinh có vai trò kết nối và truyền tải thông tin giữa não và tủy sống đến các bộ phận của cơ thể nên đối với các bé còn nhỏ, nhiều lúc mồ hôi sẽ được tự động tiết ra mà trẻ không thể kiểm soát được. 

trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ

Hệ thần kinh chưa hoàn thiện làm việc tự mình điều chỉnh thân nhiệt gặp khó khăn khiến mồ hôi của trẻ toát ra trong khi ngủ, không vận động

Do trẻ thiếu canxi

Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm về đêm phổ biến. Mẹ có thể quan sát trẻ có các biểu hiện sau đây để kết luận rằng trẻ đang thiếu hụt về canxi: 

+ Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc

+ Trẻ bị rụng tóc vành khăn 

+ Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển.

+ Quá trình mọc răng, phát triển các kỹ năng vận động chậm.

Do vị trí tuyến mồ hôi của trẻ

Khác với người lớn, tuyến mồ hôi của trẻ nhỏ thường hoạt động mạnh nhất ở vùng đầu thay vì ở khắp mọi bộ phận như người lớn nên hiện tượng trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ sẽ diễn ra phổ biến hơn. Hiện tượng này thông thường sẽ chỉ xuất hiện khi trẻ còn nhỏ và sẽ mất dần khi trẻ lớn lên.

Do một số bệnh lý

+ Bệnh lý tim mạch: Một số trường hợp trẻ đổ mồ hôi trong lúc không hoạt động có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch, ở đây là tim bẩm sinh. Những trẻ này thường có xu hướng khiến tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường trong quá trình bơm máu dẫn đến việc toát mồ hôi là điều không tránh khỏi.

+ Bệnh lý trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi

Tăng tiết tuyến mồ hôi khiến cơ chế tiết mồ hôi quá nhiều so với bình thường mà không có bất cứ hoạt động hay tác động nào. Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra thường là do di truyền, khi mà các thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ của trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi không kiểm soát.

2/ Khi bé ra mồ hôi ở đầu khi ngủ có sao không?

Khi đã biết được nguyên nhân trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ thì chắc hẳn các mẹ sẽ có câu trả lời cho câu hỏi hiện tượng này có nguy hiểm hay không. Thực tế, nếu hiện tượng này là do yếu tố khách quan, sinh lý thì mẹ không nên quá lo lắng, chúng sẽ tự hết sau khoảng một thời gian nhất định hoặc khi trẻ lớn lên. Điều này cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi trẻ vẫn ăn tốt, ngủ ngon, phát triển tốt.

Tuy nhiên, nếu do thiếu canxi hoặc những nguyên nhân về bệnh lý, mẹ cần có những giải pháp nhất định để điều trị cho trẻ, tránh gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ nhỏ. 

trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi là do bệnh lý thì mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất

3/ Cách xử lý ra mồ hôi ở đầu khi ngủ cho bé

Khi thấy trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ, mẹ có thể xử lý theo các cách sau đây:

 Giữ tâm lý thoải mái cho trẻ

Không tạo áp lực khiến trẻ bị căng thẳng hoặc lo sợ về bất cứ vấn đề nào. Việc giữ tinh thần thoải mái ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ hàng ngày. Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm mồ hôi khi trẻ đi ngủ. Việc vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus, bụi bẩn có thể tấn công trẻ nhỏ.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Chú ý hơn tới giấc ngủ của trẻ bằng cách để trẻ ngủ trong phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh. Không cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ.

Sử dụng khăn khô để lau cho trẻ

Với trường hợp trẻ đổ mồ hôi nhiều nhưng không có biểu hiện bất thường, mẹ nên sử dụng khăn khô để lau nhẹ nhàng cho trẻ, tránh để mồ hôi thấm ngược lại cơ thể trẻ gây ra cảm lạnh.

Bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ

Việc bổ sung canxi và vitamin D sẽ giúp mẹ ngăn ngừa được tình trạng suy dinh dưỡng, đổ mồ hôi trộm về đêm của trẻ nhỏ. Mẹ nên cho trẻ sử dụng Canxi Cafir D3 là phức hợp nấm sữa Kefir, canxi và vitamin D3 có tác dụng tăng cường quá trình hấp thụ canxi hiệu quả, hỗ trợ trẻ phát triển hệ thống xương, răng, giảm thiểu tối đa nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được sản xuất 100% tại Italy với công nghệ độc đáo nên đã được rất nhiều gia đình tin tưởng và sử dụng cho các bé yêu của mình trong quá trình phát triển toàn diện nhất.

trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ

Canxi Cafir D3 mùi vị thơm ngon, có dạng gói đơn liều tiện dụng hỗ trợ trẻ nhỏ giảm thiểu nguy cơ còi xương, đổ mồ hôi trong lúc ngủ do bị thiếu canxi hiệu quả

Đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện

Nếu mẹ vẫn băn khoăn về tình trạng đổ mồ hôi đầu của trẻ nhỏ thì cách tốt nhất đó là mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra giải pháp tốt nhất cho trẻ nhỏ.

Mong rằng bài viết trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ đã giải đáp mọi thắc mắc của các mẹ trong quá trình tìm ra và khắc phục hiện tượng này ở bé yêu nhà mình. Khi có bất cứ câu hỏi nào, đừng ngần ngại gọi ngay đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.’

Tham khảo thêm:

Cách xoa đầu cho bé ngủ nhanh, giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn

Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Ba mẹ nên làm gì để khắc phục

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline