Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình xì hơi nhiều và Giải pháp

Tuy chỉ là những hành động bình thường, nhưng nếu trẻ sơ sinh vặn mình xì hơi nhiều, tần suất trở nên thường xuyên hơn thì mẹ nên để ý, tránh các nguyên nhân bệnh lý. Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu chi tiết hơn về hai thói quen này trong bài viết.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình xì hơi nhiều

trẻ sơ sinh vặn mình xì hơi nhiều

Thực tế, cả trẻ bú mẹ hay bú bình đều có thể xuất hiện hiện tượng vặn mình, xì hơi nhiều. Chủ yếu đến từ nguyên nhân sinh lý bình thường do đường tiêu hoá của trẻ còn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Trẻ thường vặn mình nhiều hơn trong giấc ngủ nông hoặc khi mới thức dậy. Phổ biến nhất giai đoạn dưới 2 tháng tuổi rồi giảm dần hoặc kết thúc hẳn khi được 3-4 tháng. Biểu hiện này được giải thích là do trẻ mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Vỏ não, các tế bào thần kinh, thể vẫn vẫn chưa hoàn thiện hay chưa phát triển. Các hoạt động dưới vỏ vẫn chiếm ưu thế nên làm trẻ thường vận động liên tục bằng cách múa tay, múa chân, vặn mình, rướn người và dễ giật mình.

Tuy nhiên, trẻ vặn mình quá nhiều cũng có thể đến từ nguyên nhân không phải sinh lý, bao gồm cá bệnh lý như: do môi trường xung quanh không thoải mái; quá đói hay quá no; mặc quần áo quá chật; bỉm ướt; táo bón; rối loạn tiêu hoá; hạ canxi máu; dị ứng da; côn trùng đốt hoặc chui vào tai; bệnh gan; vàng da sơ sinh; rối loạn thần kinh bẩm sinh.

nguyên nhân trẻ hay vặn mình xì hơi

Tương tự, tình trạng xì hơi nhiều ở trẻ sơ sinh cũng có thể đến từ sinh lý đơn thuần hoặc cả bệnh lý. Thông thường, trẻ xì hơi < 10 lần/ngày thì ba mẹ không cần lo lắng quá. Nhưng nếu số lần lớn hơn, phát ra âm thanh lớn và có mùi khó chịu thì có thể con đang gặp vấn đề đường tiêu hoá như táo bón, đầy hơi, khó tiêu.

Nguyên nhân cụ thể hơn, thường do bé bú mẹ hay bú bình chưa đúng cách làm con nuốt phải lượng lớn không khí; bé bú mẹ và mẹ có ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, dễ sinh khí (trà, cà phê, socola, đậu đỗ…) – đường tiêu hoá của trẻ còn non nớt nên gặp khó khăn khi tiêu hoá những thực phẩm này. Hoặc cũng có thể do trẻ không hợp sữa công thức, tỷ lệ pha sữa chưa đúng.

Như vậy, tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà mẹ sẽ trẻ sơ sinh vặn mình và xì hơi nhiều là sinh lý hay bệnh lý mà chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thế nào? Có cần khắc phục hay không? Cải thiện tình trạng như thế nào. Do đó, cha mẹ hãy chú ý phân biệt, làm rõ nguyên nhân để có phương hướng khắc phục kịp thời.

2/ Khi trẻ vặn mình xì hơi nhiều cần làm gì?

Trước hết, khi thấy trẻ vặn mình xì hơi nhiều thì ba mẹ hãy quan sát kỹ các dấu hiệu của con để xác định đây là tình trạng sinh lý hay bệnh lý. Từ đó cân nhắc lựa chọn giải pháp cũng như mức độ khắc phục phù hợp.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình xì hơi phải làm sao

Với trẻ vặn mình xì hơi nhiều do sinh lý

Mặc dù xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, nhưng cha mẹ cũng nên giúp con giảm thiểu tình trạng này để không ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng hay giấc ngủ.

Chúng ta cần chú ý thay tã, bỉm sạch sẽ, khô thoáng và êm ái; chuẩn bị phòng với nhiệt độ phù hợp để con không khó chịu và có những giấc ngủ ngon. Cho con mặc quần áo rộng thoải mái. Đồng thời vệ sinh nhà cửa, giường ngủ, đồ chơi của trẻ định kỳ để loại bỏ các tác nhân có thể làm bé ngứa ngáy.

Nên kiểm tra làn da của trẻ có vết mẩn đỏ, viêm, loét, nóng rát, bị côn trùng đốt hay không. Nếu không thấy bất thường gì, mẹ có thể đo nhiệt độ của trẻ (với trẻ sơ sinh < 3 tháng nên đo đường hậu môn để có kết quả chính xác nhất) để biết con có sốt hay bất thường gì không.

Tuyệt đối, ba mẹ không nên dùng các mẹo lạ khi thấy con vặn mình nhiều, như xông hơi, chườm nóng, đắp lá… vì hiệu quả làm bé bị dị ứng, mẩn ngứa, tổn thương da.

Khi trẻ vặn mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng, hát ru, âu yếm, trò chuyện để giúp con cảm thấy an toàn, cảm giác ấm áp như khi còn trong bào thai. Hãy chú ý tới cảm xúc của con vì đôi khi, vặn mình cũng là một cách con đang biểu hiện sự mệt mỏi, khó chịu, đói hay tã ướt.

Với những trẻ bú mẹ, mẹ cũng cần tuân theo một chế độ ăn khoá học lành mạnh để có lượng sữa chất lượng, giàu dinh dưỡng cho bé bú. Tránh kiêng khem quá mức sau sinh, nhưng nên hạn chế các đồ kích thích (rượu bia, trà, cà phê…), thực phẩm mẹ hay bị dị ứng.

Cần chú ý pha sữa đúng tỷ lệ và cho bé bú đúng cách để hạn chế lượng khí mà con nuốt phải. Kết hợp massage bụng, vỗ ợ hơi hay bài tập đạp xe trên không để loại bỏ khí dư thừa.

Với trẻ vặn mình xì hơi nhiều do bệnh lý

Khi nghi ngờ trẻ vặn mình xì hơi nhiều do bệnh lý, hoặc khi đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà kể trên mà trẻ không cải thiện thì cha mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết, làm rõ nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp. Không nên tự ý dùng thuốc hay các mẹo dân gian tại nhà cho bé.

Có nhiều điều mà chúng ta có thể làm để hạn chế tình trạng vặn mình, xì hơi nhiều ở bé như chuẩn bị không gian ngủ an toàn và thoải mái, massage bụng, vỗ ợ hơi… Nhưng đừng quên luôn quan sát các phản ứng của con để lựa chọn giải pháp phù hợp, và đặc biệt là nhờ sự trợ giúp của bác sĩ khi cần thiết mẹ nhé!

3/ Cách phòng tránh vặn mình và xì hơi cho bé

trẻ sơ sinh vặn mình xì hơi nhiều

Vì đa số các trường hợp trẻ vặn mình, xì hơi xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, nên các giải pháp phòng tránh cũng có nhiều điểm tương tự như các giải pháp xử trí khi tình trạng này xảy ra.

Chúng ta cần tránh bé bị đầy bụng, khó tiêu bằng cách cho con bú đúng tư thế. Với 4 điểm chính là: đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng và đầu cao hơn dạ dày một chút; toàn thân trẻ sát vào người mẹ, bụng sát bụng mẹ; mặt trẻ quay vào vú mẹ với mũi đối diện núm vú; đỡ đầu và cả mông bé.

Sau khi bé bú no khoảng 30 phút, mẹ giúp bé loại bỏ khí dư thừa bằng cách vỗ ợ hơi. Bế bé đứng và áp sát vào ngực, vai của mẹ, rồi vỗ nhẹ lưng bé. Hoặc massage nhẹ nhàng vùng bụng của con theo chiều kim đồng hồ. Đặc bé nằm và thực hiện động tác đạp xe trên không.

Trong thời gian cho bé bú, mẹ cũng cần tránh ăn nhiều các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ có gas… Hãy điều chỉnh lại chế độ ăn lành mạnh và khoa học hơn mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh vặn mình xì hơi nhiều phần lớn đến từ nguyên nhân sinh lý. Nhưng khi diễn ra một cách thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng, tiêu hoá thức ăn và cả giấc ngủ của trẻ. Thậm chí, trong một số ít trường hợp nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Do đó, bên cạnh các biện pháp chăm sóc, phòng tránh tại nhà, mẹ cũng đừng quên theo dõi các biểu hiện của con và hỏi ý kiến bác sĩ khi cần thiết nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline