Nhìn màu nước mũi đoán bệnh cho bé báo hiệu tình trạng sức khỏe

Nhìn màu nước mũi đoán bệnh là một trong những phương pháp giúp các mẹ “chẩn đoán” nhanh tình trạng sức khỏe của con ra sao. Nước mũi của bé có thể trong, đục hoặc đôi khi có những màu sắc bất thường như vàng hay xanh… Vậy những màu sắc này có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng Buona tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

1/ Nhìn màu nước mũi đoán bệnh cho bé

Các mẹ có thể thông qua màu nước mũi đoán bệnh cho bé bằng cách chú ý quan sát sự thay đổi của nước mũi mỗi ngày. Có rất nhiều lý do khiến cho màu nước mũi của bé thay đổi. Căn cứ vào từng màu sắc cụ thể, nước mũi có thể tiết lộ cho mẹ rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bé. Dưới đây là một số màu nước mũi có thể xuất hiện và ý nghĩa của chúng: 

Màu nước mũi trong

Khi nước mũi có màu trong, lỏng thường cơ thể không bị bệnh gì và là trạng thái bình thường của bé. Điều đó có nghĩa là bé đang hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bệnh lý nào và mẹ cũng không cần phải lo lắng. Thực tế, nước mũi được sản xuất ra mỗi ngày. Nó đóng vai trò là một chất bôi trơn, giúp giữ ẩm và bảo vệ cho khoang mũi sự tấn công của các tác nhân gây hại ngoài môi trường. 

màu nước mũi đoán bệnh cho bé

Nước mũi của bé trong suốt cho thấy bé đang khỏe mạnh

Tuy nhiên, nước mũi trong nhưng đặc, tiết nhiều hơn và kèm theo ngứa ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi lại là biểu hiện của dị ứng. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa hay bụi bẩn…

Ngoài ra, việc chảy nước mũi trong và loãng cũng là phản ứng của cơ thể bé khi tiết trời trở nên lạnh và hanh khô hơn. Cũng không loại trừ trường hợp đó là biểu hiện đầu tiên của bệnh cảm lạnh hay cảm cúm. 

Nước mũi có màu trắng đục

Màu sắc trắng đục ở nước mũi thường xuất hiện khi bé bị bệnh cảm lạnh. Sự tấn công của các virus gây bệnh sẽ khiến cho khoang mũi bị viêm, sưng. Kéo theo đó là nước mũi giảm tiết, mất nước nên dần đặc lại, trắng và đục hơn. Đó cũng là nguyên nhân tại sao khi bé bị cảm lạnh thường có triệu chứng nghẹt mũi, tắc mũi, thở khò khè…

Màu nước mũi trắng thường là biểu hiện bé bị cảm lạnh

Nhìn màu nước mũi đoán bệnh nếu là màu trắng có thể gây nhầm lẫn

Bên cạnh đó, nước mũi màu trắng đục cũng có thể là do bé uống nhiều sữa. Tình trạng này khá phổ biến ở các bé trên 1 tuổi. Bởi sữa thường khiến cho nước mũi chuyển sang màu trắng đục và khiến nó đặc hơn. Ngoài ra, thủ phạm khiến cho nước mũi có màu trắng đục còn có thể là không khí khô hanh (gây ra sự mất nước) hoặc dị ứng.

Khi bé bị chảy nước mũi là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp trên. Lúc này mẹ mẹ có thể sử dụng nước muối để vệ sinh mũi cho con. Hiện nay, nước muối ưu trương Nebial 3% đang được đông đảo các mẹ sử dụng bởi ưu điểm vượt trội so với nước muối sinh lý và tính hiệu quả khi hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

dung dịch nước muối nebial 3

Nước mũi có màu vàng

Khi bị bệnh cảm lạnh, màu nước mũi của bé cũng thường chuyển sang màu vàng đục và đặc dính. Sở dĩ có màu sắc này là bởi khi trẻ bị ốm, cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu nhằm chống lại các vi khuẩn, virus đang gây bệnh. Các tế bào này sau khi thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ lẫn vào dịch nước mũi để đào thải ra bên ngoài. Mẹ có thể nhìn màu nước mũi vàng này để đoán bệnh cho bé nhé. 

Khi bé bị cảm lạnh nước mũi sẽ chuyển từ trắng đục sang vàng

Khi bé bị cảm lạnh, sau vài ngày, nước mũi sẽ chuyển từ trắng đục sang vàng và dần đặc hơn

Trẻ bị chảy nước mũi màu vàng hoàn toàn là một phản ứng bình thường của cơ thể. Dẫu vậy, nếu tình trạng này vẫn kéo dài, kèm theo đó là các biểu hiện như sốt cao, nôn ói, tiêu chảy…, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Đặc biệt là khi nước mũi chuyển sang màu vàng tươi bởi đây rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang. 

Nước mũi màu xanh ở trẻ

Nước mũi màu xanh thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh cảm lạnh ở trẻ. Bởi vậy khi nhìn màu nước mũi đoán bệnh với màu xanh cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động ở công suất tối đa để đẩy lùi sự nhiễm trùng do virus gây nên. Do đó, mẹ cũng không cần phải quá lo lắng khi thấy nước mũi màu xanh ở trẻ.

Nước mũi màu xanh nếu là do bé bị nhiễm trùng ở mũi

Nước mũi màu xanh nếu kéo dài có thể là do bé bị nhiễm trùng ở mũi

Nhưng nếu như tình trạng này vẫn kéo dài không thuyên giảm và/hoặc nước mũi có mùi hôi màu xanh, mẹ cần đặc biệt cảnh giác. Tốt nhất là nên đưa bé đi khám bởi nó có thể là dấu hiệu của viêm xoang hoặc các nhiễm trùng khác do vi khuẩn gây nên. 

Dịch nước mũi màu đỏ hồng

Bạn có thể dễ dàng nhìn màu nước mũi đoán bệnh chính xác khi thấy màu đỏ, hồng. Đây thường là biểu hiện cho thấy nhầy mũi có máu. Niêm mạc mũi của trẻ thường khá mỏng manh và nhạy cảm. Do đó, việc va đập hay xì mũi quá mạnh có thể khiến cho niêm mạc mũi bị tổn thương và chảy máu. Máu lẫn vào với nước mũi sẽ tạo ra màu sắc đỏ hoặc hồng. 

Một số nguyên nhân khác khiến cho nhầy mũi có máu bao gồm việc đưa tăm bông hay tay vào ngoáy mũi, sử dụng xi lanh xịt rửa mũi cho bé sai cách, thời tiết hanh khô, lạm dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi…

nhìn màu nước mũi đoán bệnh

Nước mũi có màu đỏ hồng do lẫn tia máu

Thông thường, nếu như nước mũi chỉ lẫn một vài tia máu nhỏ, không đáng kể, mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy dịch nước mũi có màu đỏ hồng. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy ra quá nhiều và không có dấu hiệu ngừng lại, mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để xác định rõ nguyên nhân. 

Nước mũi của bé có màu nâu

Màu nâu trong nước mũi của bé chủ yếu là do máu đã khô lại và còn đọng ở trong khoang mũi. Ngoài ra, màu sắc này còn bắt nguồn từ các chất bẩn, hạt bụi do ô nhiễm môi trường gây nên. 

máu khô làm nước mũi có màu nâu

Máu khô thường gây màu nâu là cách nhận biết, nhìn màu nước mũi đoán bệnh đơn giản

Nếu bé hít phải khói thuốc lá hoặc một số loại gia vị có màu đỏ, nâu cũng khiến cho nước mũi chuyển sang màu sắc này. Việc vệ sinh, làm sạch mũi hàng ngày cho bé sẽ giúp ích đáng kể trong việc ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp xảy ra.  

Nhầy mũi màu đen ở trẻ

Thông thường, màu nước mũi của bé có màu xám hay đen chủ yếu là do bụi bẩn, ô nhiễm ngoài môi trường gây nên. Trong trường hợp này, mẹ có thể làm sạch khoang mũi cho bé bằng cách sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước mũi ưu trương để vừa cho hiệu quả làm sạch tối ưu lại vừa không làm khô rát vùng niêm mạc mũi. 

nhầy mũi màu đen

Nước mũi màu đen thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm nấm vô cùng nguy hiểm

Một trường khác khiến cho nhầy mũi có màu đen là do bị bệnh nhiễm nấm. Trường hợp này khá hiếm gặp nhưng không có nghĩa là không xảy ra. Việc dịch nhầy tích tụ trong khoang mũi là môi trường lý tưởng để nấm có thể phát triển và gây viêm xoang cho bé. Khi thấy bé bị chảy nước mũi màu xám đen nhưng không phải do bụi bẩn, mẹ cần đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được chữa trị kịp thời. 

Tìm hiểu thêm: nước mũi từ đâu ra để có thêm những kiến thức về bệnh đường hô hấp cho trẻ.

2/ Bảng chuẩn đoán bệnh qua màu nước mũi

Khi thấy nước mũi của bé có sự thay đổi về màu sắc, các mẹ có thể tham khảo bảng tổng hợp dưới đây để phần nào nhìn màu nước mũi đoán bệnh cho bé:

chuẩn đoán bệnh qua màu nước mũi

Hy vọng với những thông tin trên đây, các mẹ có thể nhận biết màu nước mũi đoán bệnh cho bé của mình. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý rằng màu nước mũi không phải là tất cả. Hãy xem xét tới kết cấu của nước mũi cùng các triệu chứng khác kèm theo (nếu có) bé mắc phải. Và đừng quên chủ động đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác, an toàn và hiệu quả nhé!

Tham khảo thêm:

Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ nhận biết thế nào để xử lý tốt nhất

– Chảy nước mũi có mùi hôi ở trẻ em như trứng thối là bệnh gì?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline