Không chỉ khi thở trong nước mũi có mùi hôi ở trẻ em khiến các bậc phụ huynh lo lắng mà khi tình trạng này xảy ra ở người lớn thì đó cũng là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng tham khảo bài viết sau đây.
1/ Chảy nước mũi có mùi hôi là bệnh gì?
Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em (bao gồm ở cả người lớn) là tình trạng mũi có các chất nhầy, nước mũi chảy ra có mùi hôi khó chịu. Điều này sẽ khiến bé nhận ra và cảm thấy khó chịu khi nước mũi sẽ chảy liên tục, kéo dài cùng mùi hôi thối gây cản trở cho quá trình hô hấp, sinh hoạt hàng ngày.
Dịch nhầy trong mũi có mùi hôi có thể là biểu hiện cho khoang mũi bị viêm nhiễm và cũng dấu hiệu để nhận biết một số bệnh lý sau đây:
Viêm xoang khiến dịch mũi bất thường
Biểu hiện đặc trưng nhất gây ra mùi hôi của nước mũi do viêm xoang đó là khi thay đổi thời tiết, không khí không được trong sạch, tình trạng hắt xì liên tục cùng nước mũi màu vàng có mùi hôi hoặc đờm xanh chảy ngược lại cuống họng gây ra những cảm giác khó chịu, buồn nôn.
Viêm mũi dị ứng tạo điều kiện cho vi khuẩn
Sau một thời gian mũi bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn xâm nhập, xác ký sinh trùng sẽ phân hủy gây ra hiện tượng nước mũi có mùi hôi ở trẻ em.
Mùi nước mũi bất thường có thể là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng
Viêm trĩ mũi (mũi teo) tiết nhiều dịch nhày
BIểu hiện của tình trạng này ở trẻ em đó là nước mũi chảy liên tục, có mùi hôi khó chịu, nhiều dịch nhầy gây ra ngạt mũi. Chính vì mũi teo nên dịch mũi chảy ra nhiều hơn, niêm mạc mũi khô gây ra tình trạng viêm mũi cao hơn những người bình thường khác.
Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nên bất cứ khi nào thấy nhầy mũi có mùi hôi kèm nước mũi chảy ra nhiều, nên đến các cơ sở y tế và bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Do dị ứng ở trẻ em
Tình trạng viêm mũi dị ứng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến lỗ mũi có mùi hôi. Khi trẻ mắc chứng dị ứng này sẽ cảm thấy khó chịu, hắt hơi sổ mũi liên tục khi niêm mạc mũi tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi. Lâu dần tình trạng viêm mũi này sẽ xuất hiện mùi hôi ở nước mũi khiến cơ thể cảm thấy khó khăn trong việc hô hấp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Tình trạng nhiễm trùng
Khác với viêm mũi dị ứng, tình trạng nhiễm trùng mũi không chỉ gây ra tình trạng nước mũi có mùi hôi ở trẻ em mà còn khiến niêm mạc mũi bị phù nề, nghẹt mũi …
Nhiễm trùng khiến nước mũi của trẻ có mùi hôi khó chịu
Do bệnh ung thư xoang mũi
Đây là hiện tượng trong niêm mạc mũi của bé hoặc giữa các xoang xuất hiện các khối u. Có thể lành tính hoặc ác tính tuy nhiên cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc hô hấp của cơ thể. Biểu hiện của ung thư xoang mũi đó là: chảy máu cam, lỗ mũi có mùi hôi, thị lực giảm sút, ù tai…
– Một số nguyên nhân khác
+ Sâu răng, nhiễm trùng răng số 8.
+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc
+ Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
+ Ăn nhiều thức ăn có mùi nặng: hải sản, đồ tanh.
Tham khảo thêm bài viết: nước mũi từ đâu ra mà có
2/ Dấu hiệu nước mũi có mùi hôi trứng thối
Hiện tượng tiết ra nước mũi có mùi hôi ở trẻ em có thể được bố mẹ nhận thấy khi áp sát vào mũi của bé. Tuy nhiên để dẫn đến tình trạng nước mũi chảy xuống họng có mùi hôi là một quá trình được thể hiện thông qua các dấu hiệu sau đây:
– Dấu hiệu ban đầu là bé bị sổ mũi nhiều lần trong ngày và chảy nước mũi, tuy nhiên không kèm mùi hôi.
Hắt hơi xổ mũi do thở trong lỗ mũi bị hôi thường gây ra những cảm giác khó chịu
– Tiếp sau đó, cơ thể của con sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu khi sụt sịt quá nhiều, đặc biệt đau nhức khoảng giữa 2 lông mày.
– Dần dần bị nghẹt cả 2 bên mũi gây ra tình trạng khó thở, không thể hô hấp một cách bình thường.
– Nước mũi chuyển màu từ trong suốt sang màu vàng, xanh như mủ.
– Mất khứu giác, khi ăn uống không còn cảm thấy vị và lúc này dịch trong mũi sẽ ứ đọng dẫn đến bé có hơi thở trong lỗ mũi bị hôi thối. Khi mũi có mùi là tình trạng bệnh lý đã ở mức độ nặng, cần đặc biệt chú ý đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Tham khảo thêm bài viết: trong mũi có cục thịt
3/ Cách chữa nước mũi có mùi hôi ở trẻ em và người lớn
Để điều trị tình trạng nước mũi đặc quánh có mùi tanh, hôi như trứng thối cho trẻ nhỏ và người lớn, bạn có thể thực hiện những cách sau:
– Vệ sinh mũi sạch sẽ
Việc rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý không chỉ hỗ trợ khoang mũi sạch mà còn giúp cho nước mũi không còn mùi hôi nữa. Khi mũi gặp các tình trạng bệnh lý, bạn nên rửa mũi 2 lần/ngày để giúp hoạt động hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên sử dụng nước muối ưu trương Nebial 3% nhằm loại bỏ hoàn toàn dịch nhầy mũi trẻ sơ sinh có mùi hôi. Sản phẩm này được nhập khẩu chính hãng tại Italy và được nhiều phụ huynh ưa chuộng để sử dụng cho con mình nhất hiện nay với mục đích: vệ sinh mũi, ngăn ngừa viêm mũi, khô mũi, chảy nước mũi … hiệu quả.
Dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% hỗ trợ điều trị nước mũi có mùi hôi hiệu quả
Buona còn cung cấp thêm Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em
– Pha nước muối sinh lý súc họng
Đây cũng là một phương pháp được khuyến khích để loại bỏ mùi hôi ở mũi ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi người lớn hoàn toàn có thể tự pha nước muối sinh lý bằng nước ấm và súc họng.
– Xông mũi bằng tinh dầu
Việc xông mũi cho bé bằng tinh dầu có thể làm sạch sâu vào từng tế bào, niêm mạc mũi giúp việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Có thể sử dụng tinh dầu sả, bạc hà, hoa cúc … để xông hơi. Điều này không chỉ khiến nước mũi có mùi hôi biến mất mà còn giúp cho tinh thần của con người trở nên sảng khoái, thoải mái hơn.
Chú ý không nên quá lạm dụng việc xông mũi bằng tinh dầu bởi có thể gây ra khô, tổn thương niêm mạc mũi …
Trên đây là một số cách điều trị nước mũi có mùi hôi ở trẻ em và người lớn hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo chính xác nhất cho việc phán đoán và phương pháp điều trị, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để gặp các bác sĩ chuyên môn. Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên lạc đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất!
Tham khảo thêm:
– Nước mũi chảy xuống họng là bệnh gì? Làm sao để khắc phục cho bé
– Bé hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục là bệnh gì? Chữa thế nào
– Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài do đâu? Mẹ phải làm sao?
Con nha minh hai hom nay thay mui co mui hoi nhu trung thoi mjnh k biết lam ntn di la bệnh j a chay hay chay mui mau xanh
Bạn Quỳnh thân mến,
Trường hợp của con, bạn nên rửa mũi cho bé với muối ưu trương hoặc muối sinh lý nhé. Vì khuẩn xâm nhập và tăng sinh khiến hệ miễn dịch phải hoạt động tiết nhiều dịch mũi, kháng thể hơn nên nước mũi bé có màu xanh và mùi hôi. Nếu có điều kiện thì bạn dùng muối ưu trương Nebial 3% rửa mũi cho bé để hiệu quả cao hơn nhé. Nhờ hàm lượng muối cao 3% hơn muối sinh lý thông thường (0,9%) nên khả năng diệt khuẩn, giảm viêm sẽ hiệu quả hơn gấp 2-3 lần.
Để được hỗ trợ tốt hơn, bạn Quỳnh có thể liên hệ qua Facebook/Zalo hoặc tới Hotline 0974.402.860 của Buona nhé!
Chúc bé và gia đình bạn Quỳnh sức khỏe!