Các cách giải độc thuốc kháng sinh hiệu quả theo từng tình trạng

Chúng ta có thể gặp phải tác dụng phụ, thậm chí vẫn có nguy cơ ngộ độc khi sử dụng kháng sinh. Dưới đây là các cách giải độc thuốc kháng sinh theo từng tình trạng mà bạn có thể tham khảo.

1/ Các cách giải độc thuốc kháng sinh

cách giải độc thuốc kháng sinh

Ăn sữa chua, sữa chua uống

Trong các cách giải độc thuốc kháng sinh thì đây là biện pháp đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Ăn sữa chua hay sữa chua uống sẽ phù hợp với những ai có triệu chứng rối loạn tiêu hoá, táo bón hay tiêu chảy nhẹ sau khi uống kháng sinh. Sữa chua sẽ cung cấp các lợi khuẩn lành mạnh, giúp thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột đã bị ảnh hưởng trước đó do việc dùng kháng sinh.

Tuy nhiên, bạn hãy chú ý dùng sữa chua cách kháng sinh ít nhất 2 giờ để tránh lợi khuẩn trong sữa chua bị kháng sinh tiêu diệt nhé!

Bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh

Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hoá nặng nề hay kéo dài hơn, hoặc đơn giản là muốn phục hồi đường tiêu hoá một cách hiệu quả, nhanh, nhạy hơn thì bạn nên tham khảo bổ sung men vi sinh. Men vi sinh sẽ có hàm lượng lợi khuẩn cao hơn và những thành phần chuyên biệt hơn cho các rối loạn tiêu hoá.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải dùng kháng sinh dài ngày, bạn có thể tham khảo bổ sung men xơ Simbiosistem Bustine cho con để hiệu quả tốt nhất.

Men xơ dạng gói Simbiosistem Bustine

Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo của 2 chủng lợi khuẩn L. acidophilus La-14 và L. plantarum Lp-115 cùng chất xơ thế hệ mới Orafti®. Công thức cho tác dụng hiệp đồng, tăng cường lợi ích từ lợi khuẩn:

  • Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu…
  • Đặc hiệu cho các trường hợp táo bón, cần bổ sung chất xơ ở trẻ bú sữa công thức, trẻ lười ăn rau
  • Hỗn hợp Inulin làm giàu oligofructose trong Simbiosistem (Orafti® synergy 1) Được Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
  • Thiết kế dạng gói đơn liều tiện lợi.

Bạn có thể tham khảo thêm về thông tin và đặt mua sản phẩm tại: https://buonavn.com/san-pham/simbiosistem-bustine-men-vi-sinh/

Loại bỏ chất độc bằng cách gây nôn

Khi uống thuốc kháng sinh bị ngộ độc, biểu hiện qua các triệu chứng nghiêm trọng như: phát ban, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đổi màu nước tiểu, khó thở… Thì bạn cần thực hiện ngay biện pháp sơ cứu:

  • Móc họng, đè gốc lưỡi để kích thích gây nôn
  • Uống nước muối thật mặn
  • Ăn/ uống nước đậu xanh giã nát, nước rau muống, khoai lang

Cần sơ cứu gây nôn khi người bệnh còn tỉnh. Không được gây nôn trong trường hợp có co giật, uống phải dầu hỏa, axit, người suy tim nặng, phụ nữ mang thai quá to.

Sau đó cần lập tức đưa người bệnh tới bệnh viện để được xử trí tiếp theo như súc rửa dạ dày, dùng thuốc kháng độc và giải độc… Nên đặt bệnh nhân ở tư thế đầu thấp, nằm nghiêng một bên nếu hôn mê. Đồng thời nên giữ lại chất nôn mang tới bệnh viện để các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc làm rõ nguyên nhân và lựa chọn chất giải độc phù hợp.

2/ Khi nào cần giải độc thuốc kháng sinh?

cách giải độc thuốc kháng sinh

Kháng sinh là nhóm thuốc điều trị khá thông dụng, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu diệt các vi khuẩn gây hại thì nó có thể làm ảnh hưởng tới cả những lợi khuẩn đường ruột và gây tác dụng phụ phổ biến nhất là rối loạn tiêu hoá. Trong một số ít trường hợp, kháng sinh cũng có thể gây độc và cần thực hiện các cách giải độc thuốc kháng sinh. Các biểu hiện ngộ độc cụ thể bao gồm:

  • Phát ban, phù mặt, ngứa, sưng mắt
  • Khó thở
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Ảnh hưởng thính giác và vị giác
  • Đổi màu nước tiểu, nước mắt, mồ hôi thành màu đỏ cam
  • Co giật, ngừng tim
  • Toan chuyển hóa, hạ huyết áp
  • Nhược cơ
  • Suy giảm thính lực do tổn thương tế bào ốc tai

Một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc thường được dùng cùng kháng sinh có thể gây ngộ độc thường gặp hơn như:

  • Thuốc giảm đau: morphin, codein, dolosal, paracetamol, acetanilide, phenacetin, indomethacine, nifluril, mephenamide acid…
  • Thuốc kháng sinh: tetracyclline, rimifon…
  • Thuốc chống ký sinh trùng: emtine, piperazin…
  • Vitamin: A, B1, K, P, D…

3/ Lưu ý cần biết khi sử dụng kháng sinh

Kháng sinh thuộc nhóm thuốc kê đơn, do đó việc uống kháng sinh cần được chỉ định và tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Để phòng ngừa ngộ độc kháng sinh hay hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh, bạn cần chú ý:

  • Sử dụng đúng liều và thời gian theo hướng dẫn. Không tự ý tăng, giảm liều hay rút ngắn, kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh
  • Chỉ dùng kháng sinh theo chỉ định từ bác sĩ, không tự ý sử dụng khi không thực sự cần thiết để tránh kháng kháng sinh
  • Không sử dụng kháng sinh theo đơn kê cho bệnh nhân khác
  • Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học: ăn uống đầy đủ các nhóm chất, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc…
  • Bổ sung men vi sinh & chất xơ để hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh
  • Hạn chế một số thực phẩm khi đang uống kháng sinh: thực phẩm có tính axit cao, rượu, trái cây quá chín, thực phẩm nhiều canxi và sắt, thức ăn nhanh

Trên đây là các cách giải độc thuốc kháng sinh theo từng tình trạng từ nhẹ tới nặng mà bạn có thể tham khảo. Hãy xử trí đúng cách, kịp thời và tới cơ sở y tế ngay khi cần thiết bạn nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline