Nước mũi chảy xuống họng là bệnh gì? Làm sao để khắc phục cho bé

Nước mũi chảy xuống họng là tình trạng khá phổ biến không chỉ ở người lớn. Mà trẻ sơ sinh cùng trẻ nhỏ cũng là đối tượng đặc biệt dễ mắc phải. Đây thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể, cụ thể là đường hô hấp đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để rõ hơn về tình trạng này. 

1/ Trẻ bị nước mũi chảy xuống họng là bệnh gì?

Nước mũi chảy xuống họng hay chảy dịch mũi sau là tình trạng xảy ra khi dịch nhầy từ hốc xoang chảy qua mũi và xuống tới thành sang họng. Sở dĩ lại gây ra tình trạng này là do dịch nhày bị ứ đọng nhưng không thể thoát ra bên ngoài nước. Thông thường, chảy dịch mũi sau xảy ra khi bé mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp, điển hình nhất là bệnh viêm xoang sàng sau.

Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà nước mũi chảy xuống họng có mùi hôi hoặc không. Với các trường hợp mới chớm, dịch nhầy còn trong, loãng thường không gây ra mùi hôi khó chịu. Ngược lại, với các trường hợp xoang mũi bị viêm nhiễm nặng, dịch nước mũi sẽ đặc dần, màu sắc ngả dần sang trắng đục rồi tới vàng, xanh cùng với mùi hôi khá khó chịu.

Khi thấy bé bị chảy nước mũi xuống dưới họng gây ho kèm theo đau rát họng, có cảm giác nghẹn ở cổ, buồn nôn khi nuốt dịch đờm xuống dạ dày,…thì khả năng cao là be đang mắc phải một số bệnh lý như sau: 

Viêm xoang chảy dịch mũi

Hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị mủ xoang chảy xuống họng đều xuất phát từ bệnh viêm xoang. Cụ thể là viêm xoang sau. 

nước mũi chảy xuống họng

Viêm xoang gây tắc mũi và làm dịch mũi chảy xuống khoang miệng

Bệnh lý này là tình trạng khu vực xoang mũi của bé bị viêm nhiễm do sự tấn công của các vi khuẩn hay nấm. Khi bị viêm nhiễm, niêm mạc mũi tăng tiết dịch nhầy nhưng lại bị tắc nghẽn tại đây. Lâu dần, nước mũi ứ đọng sẽ chảy ngược xuống dưới khu vực cổ họng. 

Lúc này, nước mũi chảy xuống họng gây đau rát cổ họng, ho, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Kèm theo đó tắc mũi, nghẹt mũi, dịch mũi có màu trắng đục hoặc ngả vàng xanh… 

Cảm lạnh khiến mũi tiết ra nhiều dịch

Bệnh cảm lạnh thường không quá nguy hiểm, nhanh khỏi nhưng khi tình trạng dịch ở mũi chảy xuống họng kéo dài có thể gây viêm nhiễm nặng hơn cổ họng. Điều này không chỉ khiến cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn. Mà nó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không tốt cho sức khỏe của bé. 

Viêm mũi dị ứng

Một tác nhân khác gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nước mũi chảy xuống họng là bệnh viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng của bệnh dị ứng bộc phát khi bé vô tình hít phải các phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật hay khói bụi…

viêm mũi dị ứng khiến chảy dịch mũi sau

Nước mũi chảy xuống cổ họng do viêm mũi dị ứng

Ban đầu, bé sẽ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó chịu vùng mũi. Nếu không được hỗ trợ điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó, dịch ở mũi chảy xuống cổ họng còn có thể gây viêm nhiễm tại khu vực này. 

Bệnh viêm mũi vận mạch

Khi thấy bé có hiện tượng nước mũi chảy xuống họng, cha mẹ cũng có thể cân nhắc tới nguyên nhân do bệnh viêm mũi vận mạch gây ra. Bệnh lý này có đặc trưng là tình trạng hệ thần kinh đối giao cảm ở khu vực niêm mạc mũi có phản ứng thái quá đối với những tác nhân ở môi trường bên ngoài. Điển hình như vi khuẩn, nấm mốc hay thời tiết…

 Về cơ bản, các triệu chứng của bệnh viêm mũi mạch khá tương đồng với bệnh viêm mũi dị ứng. Nhưng điểm khác biệt là bé sẽ không ngứa mũi dữ dội như khi bị dị ứng. Các cơn hắt hơi cũng ít diễn ra hơn.

Thay vào đó, triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi lại có phần nghiêm trọng hơn so với viêm mũi dị ứng. Một số trường hợp còn có hiện tượng dịch ở mũi chảy xuống cổ họng.

Vách ngăn mũi bị lệch làm chảy dịch mũi sau

Nếu bỗng dưng nước mũi từ đâu ra cứ chảy xuống cổ họng của bé, rất có thể vách ngăn mũi của bé bị lệch. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do phần mũi của bé bị thương tích trong quá trình sinh nở.

Hoặc đây cũng có thể là hệ quả của các chấn thương vật lý. Đó cũng chính là lý do tại sao nhiều trường hợp còn thấy đờm mũi chảy xuống họng có máu. 

đờm mũi chảy xuống họng có máu

Vách ngăn mũi bị lệch khiến cho dịch chảy xuống cổ họng

Khi vách ngăn mũi bị lệch, nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ cũng tăng cao hơn. Bởi các dịch nhầy không thể thoát ra ngoài sẽ chảy ngược xuống cổ họng và gây viêm. 

Tình trạng dịch mũi chảy xuống họng ban đầu có thể chỉ gây khó chịu tới cho bé. Nhưng lâu dần, nếu không được thăm khám kịp thời và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bởi trong dịch nhầy mũi thường là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn, nấm mốc có khả năng gây ra một số bệnh lý tại cổ họng như viêm amidan hay viêm họng. Thậm chí, nếu bé nuốt phải dịch nhầy này còn gia tăng nguy cơ bị viêm loét đường tiêu hóa.

Chính vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan khi thấy bé có biểu hiện nước mũi chảy xuống cổ họng nhé! Hãy chủ động đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả. 

2/ Làm sao để nước mũi không chảy xuống họng?

Để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng trẻ nhỏ bị nước mũi chảy xuống họng, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp có thể giúp bé giảm thiểu tối đa tình trạng này như sau:

Làm sạch mũi thường xuyên cho bé

Một cách ngăn nước mũi chảy xuống họng cực kỳ hữu ích chính là thường xuyên vệ sinh, làm sạch khoang mũi của bé. Điều này sẽ giúp lỗ mũi luôn thông thoáng. Các dịch nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh cứ trú trong mũi cũng được cuốn trôi hết ra bên ngoài. 

làm sao để nước mũi không chảy xuống họng

Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé

Để vệ sinh, làm sạch mũi cho bé, cha mẹ có thể sử dụng nước muối ưu trương Nebial 3% rất nhẹ dịu, an toàn và vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch tối ưu.

dung dịch nước muối nebial 3

Lưu ý: Khi làm sạch mũi cho bé, tránh để các loại dung dịch hay thuốc nhỏ mũi chảy xuống cổ họng sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. 

Tham khảo thêm Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

Súc họng với nước muối sinh lý

Khi dịch ở mũi chảy xuống họng, cha mẹ cần phải làm sạch họng cho bé để tránh vi khuẩn có trong dịch nhầy phát triển và gây viêm họng.

Cha mẹ nên sử dụng các loại nước muối sinh lý đóng chai sẵn thay vì tự ý pha tại nhà sẽ an toàn hơn cho bé. Ngoài ra, để nước muối sinh lý hơi ấm khi súc miệng cũng sẽ tốt hơn cho cổ họng của bé. 

Xông hơi với nước ấm 

Hơi nhiệt bốc lên từ nước ấm cũng có khả năng làm thông thoáng đường hô hấp, hỗ trợ làm loãng dịch nước mũi để chúng dễ đào thải ra ngoài hơn. Nhờ vậy, tình trạng dịch ở mũi chảy xuống họng cũng được hạn chế đáng kể. 

Để gia tăng hiệu quả, cha mẹ có thể thêm một ít nước muối sinh lý, hoặc 1 – 2 giọt tinh dầu khuynh diệp cũng giúp bé bớt nghẹt mũi, sổ mũi hơn hẳn. 

Khi bệnh trở nặng cần đi khám ngay

Với trẻ sơ sinh, ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ. Bởi cơ thể của trẻ sơ sinh còn khá yếu, hệ miễn dịch chưa đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường. 

nước mũi chảy xuống họng

Cần chủ động đưa bé đi bác sĩ khi có dấu hiệu chảy dịch mũi sau

Bên cạnh đó, nếu như đã áp dụng các cách chữa chảy nước mũi cho bé được đề cập bên trên nhưng không thấy bé có dấu hiệu thuyên giảm. 

Hay tình trạng này kèm theo biểu hiện bé sốt cao, nôn trớ, bỏ ăn, kém ăn,… cha mẹ cũng nên chủ động đưa bé tới những cơ sở chuyên khoa tai – mũi – họng. Vì khi đó, tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp đã trở nặng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Buona, cha mẹ đã có cái nhìn rõ hơn về tình trạng nước mũi chảy xuống họng ở trẻ. Và đừng quên tìm hiểu thêm các kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để sức khỏe của con được bảo vệ một cách toàn diện nhất nhé!

Tham khảo thêm:

Bé đau rát hốc mũi nguyên nhân do đâu? Biện pháp khắc phục là gì

– Chảy nước mũi có mùi hôi ở trẻ em như trứng thối là bệnh gì?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline