Bé đau rát hốc mũi nguyên nhân do đâu? Biện pháp khắc phục là gì

Bị đau rát hốc mũi không chỉ khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu. Mà tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bé đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Nếu như thấy bé bị rát mũi, đau mũi, cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết này để biết được nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh sao cho phù hợp, hiệu quả và đảm bảo an toàn.

1/ Đau rát hốc mũi nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng bị đau rát hốc mũi là tình trạng bị đau nhức dọc sống mũi do viêm loét hoặc bị ngoại lực tác động khiến mũi bị tổn thương. Lòng niêm mạc mũi rất mỏng và nhạy cảm nên khi bị trầy xước do cọ xát và gặp dịch nhày mũi sẽ khiến khoang mũi đau xót, gây ngứa và cảm giác khó chịu.

Khi trẻ nhỏ bị đau rát hốc mũi có thể xuất phát từ vô vàn các nguyên nhân khác nhau. Khi thấy bé phàn nàn hoặc khó chịu do mũi bị đau rát, cha mẹ cần xem xét đến những nguyên nhân sau đây:

– Nhiệt độ thay đổi đột ngột. Ví dụ như thời tiết chuyển lạnh, sử dụng máy lạnh khiến độ ẩm không khí hạ thấp khiến niêm mạc và hốc mũi bị khô dẫn tới đau rát. 

– Có dị vật trong hốc mũi. Thường xảy ra khi trẻ đùa nghịch, tự ý nhét hoặc vô tình làm rơi các dị vật vào bên trong mũi khiến cho lỗ mũi bị đau rát, tắc nghẽn.

– Chấn thương vật lý do bé trượt ngã, va đập mũi vào một vật nào đó hoặc do bé chọc tay vào mũi khiến hốc mũi bị thương, gây đau nhức do chấn thương, phù nề.

– Hóa chất, phấn hoa, lông thú nuôi, khói thuốc, bụi bẩn,… sẽ kích thích phản ứng dị ứng ở một số trẻ nhỏ và gây ra tình trạng hắt hơi, sổ mũi cũng góp phần khiến mũi bị khô rát, đau nhức. 

– Lạm dụng các dung dịch vệ sinh mũi, điển hình như nước muối sinh lý sẽ làm kích ứng, khô rát, ngứa niêm mạc mũi của trẻ.

– Xịt, rửa, hút mũi không đúng cách, thực hiện quá mạnh bạo hay sử dụng các dụng cụ không đảm bảo an toàn như xi lanh có thể làm tổn thương, đau rát khoang mũi. 

đau rát hốc mũi

Mũi bị đau rát có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

2/ Bị đau rát hốc mũi có sao không?

Tình trạng đau rát hốc mũi khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng không biết nó có ảnh hưởng tới sức khỏe của con hay không. Thực tế, nếu bé chỉ đơn thuần cảm thấy mũi bị khô rát trong thời gian ngắn, không có những phản ứng phụ bất thường kèm theo thì không cần phải quá lo lắng. Bởi đây là những phản ứng sinh lý của cơ thể khi bé tiếp xúc với không khí lạnh hoặc các dị nguyên gây dị ứng. 

đau rát hốc mũi có sao không

Mũi bị khô rát nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thường không quá lo ngại

Tuy nhiên, với các trường hợp bị chấn thương vật lý hay có dị vật trong hốc mũi làm đau rát sưng tấy, nếu không phát hiện kịp thời lại đặc biệt nguy hiểm. Nó không chỉ khiến cho bé cảm thấy đau đớn, khó chịu mà còn khiến cho hốc mũi trở nên tấy đỏ, sưng viêm, nhiễm trùng. Thậm chí, một số trường hợp còn bị chảy máu hay dị vật rơi vào trong mũi làm bít tắc đường thở. 

Đặc biệt, tình trạng đau nhức mũi còn có thể đi kèm với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn…

3/ Các biện pháp khắc phục khi hốc mũi bị đau rát

Triệu chứng đau rát hốc mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ gây ra đau đớn, khó chịu cho bé. Mà nó còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu như chưa biết phải xử lý thế nào khi bé có triệu chứng khô rát, căng đau vùng mũi, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây: 

Vệ sinh mũi để tránh nhiễm trùng

Vệ sinh mũi cho bé để giảm tình trạng nhiễm trùng với nước muối ưu trương hoặc nước muối sinh lý sẽ làm loãng các dịch nhầy và loại bỏ các tác nhân gây hại ra ngoài khoang mũi. Áp dụng biện pháp này từ 2 đến 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khô và đau rát ở hốc mũi, chảy nước mũi, sổ mũi, nghẹt mũi được cải thiện nhanh chóng. 

vệ sinh mũi tránh nhiễm trùng, sưng tấy

Vệ sinh mũi cho bé 2 – 3 lần/ngày để phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm ở mũi

Chườm khăn ấm làm dịu cơn đau

Sử dụng các chườm khăn ấm lên mũi. Hơi nước ấm giúp thư giãn cơ thể và kích thích tuần hoàn máu. Đặc biệt, biện pháp này còn hỗ trợ giải cảm, làm dịu tình trạng đau rát mũi và giúp tăng quá trình dẫn lưu dịch nhầy từ hốc xoang ra bên ngoài. 

Uống nhiều nước hơn

Khuyến khích bé uống nhiều nước hơn để làm loãng dịch nhầy và giảm tình trạng nghẹt mũi, hốc mũi bị khô rát hay kích ứng. Bạn có thể cho bé uống nước lọc đun sôi để nguội, sữa tươi hoặc các loại nước ép hoa quả giàu vitamin cũng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho bé.

đau rát hốc mũi

Bổ sung nước giúp cải thiện các triệu chứng khô căng, đau rát hốc mũi ở trẻ nhỏ

Thăm khám và điều trị kịp thời

Tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín: Khi bé có biểu hiện bị đau rát mũi, cha mẹ không nên tự ý chữa trị tại nhà. Thay vào đó, hãy đưa bé đi khám để tìm hiểu chính xác nguyên nhân cùng cách điều trị sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. 

4/ Phòng tránh đau rát hốc mũi thế nào?

Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng tránh tình trạng hốc mũi bị đau, khô rát cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cha mẹ có thể tham khảo: 

  • Vệ sinh mũi cho bé hàng ngày (tối đa 3 lần/ngày) để khoang mũi luôn được thông thoáng tránh các bệnh về đường hô hấp

Cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm nước muối ưu trương Nebial 3% của hãng Buona từ Italia. Sản phẩm các tác dụng vượt trội so với nước muối sinh lý thông thường giúp con phòng các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên.

dung dịch nước muối nebial 3

  • Thường xuyên vệ sinh vỏ chăn, vỏ gối, dọn dẹp nhà cửa, không gian sống sạch sẽ giúp bé tránh được các dị vật.
  • Nếu bé có cơ địa dị ứng thì không nên nuôi thú cưng trong nhà, đóng kín cửa sổ để tránh phấn hoa bay vào gây tổn thương mũi 
  • Tạo thói quen cho bé đeo khẩu trang, khăn quàng, tránh hít phải khói bụi, dị vật.
  • Dạy bé không được đưa vật lạ vào mũi, miệng hay chọc tay vào ngoáy mũi, đặc biệt là khi tay đang dính bẩn.
  • Nên cho bé đi thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn nếu có.
  • Cắt móng tay cho con thường xuyên, đề phòng trường hợp ngoáy mũi móng tay sẽ làm chảy máu.

Tóm lại, đau rát hốc mũi có thể bắt nguồn từ các chấn thương vật lý hoặc do bệnh lý gây ra. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là cha mẹ cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, không tự ý chữa trị tại nhà và chủ động đưa bé đi khám khi cần thiết nhé! 

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline