Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi giải pháp là gì

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi xảy ra ở đa số trẻ và sẽ thực sự trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Tham khảo bài viết sau đây để cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả cho trẻ.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Tình trạng bé ở độ tuổi sơ sinh có hiện tượng ngạt mũi, khó thở nhưng không chảy nước mũi là khi hệ hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng khiến trẻ không thể thở được bằng 1 hoặc thậm chí cả 2 bên mũi do bị tắc nghẽn khiến trẻ vô cùng khó chịu. Mặc dù nước mũi không chảy ra nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được những tiếng thở nặng nề của bé thông qua mũi hoặc miệng, đôi khi là tiếng khò khè hoặc âm thanh như tiếng ngáy nhẹ.

Mẹ có thể dễ dàng nhận biệt hiện tượng này qua cách bé thở hoặc qua các biểu hiện của bé hàng ngày như: bé có cáu gắt, khó thở, quấy khóc hay không …. Để có giải pháp tốt nhất, mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Cụ thể:

Trẻ cảm cúm, cảm lạnh

Nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi có thể là do cảm cúm, cảm lạnh. Với những trường hợp nhẹ, mũi trẻ chỉ bị kích ứng nhẹ khiến tuyến chế tiến ở lớp biểu mô hoạt động nhiều hơn gây ra tình trạng sụt sịt, nghẹt mũi nhẹ mà không bị chảy nước mũi. Hiện tượng này sẽ thường xuyên xảy ra trong trường hợp trời giao mùa, thay đổi thời tiết bởi trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên cơ thể dễ bị xâm nhập bởi virut và vi khuẩn bên ngoài môi trường.

Trẻ dị ứng thời tiết

Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm nên tình trạng nghẹt mũi xảy ra rất thường xuyên. Đôi khi trẻ sẽ hắt hơi nhiều, cảm giác ngạt mũi khiến trẻ thở khò khè tuy nhiên tình trạng này có thể nhanh chóng chấm dứt mà không gây ra hiện tượng chảy nước mũi. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần đặc biệt lưu ý mọi dấu hiệu bất thường của trẻ để có cách xử lý kịp thời.

Trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản

Đây là bệnh lý thường xuyên gặp ở trẻ sơ sinh do trẻ còn quá nhỏ nên hệ thống miễn dịch và sức đề kháng chưa được hoàn thiện hoàn toàn. Lúc này, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kèm ho kéo theo dịch nhày xuất hiện nhiều nhưng không chảy thành nước khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hô hấp. Nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ có thể mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp rất khó để điều trị nên mẹ cần đặc biệt chú ý đến trẻ trong giai đoạn này.

Trẻ ngạt mũi sơ sinh

Nhiều trẻ khi sinh ra không được lấy hết toàn bộ dịch nhầy còn sót lại khi còn trong bụng mẹ sẽ khiến trẻ gặp khó khăn nhất định trong việc thở. Chính vì vậy sẽ xảy ra trường hợp trẻ sơ sinh nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi vô cùng phổ biến. Độ tuổi phổ biến xảy ra tình trạng này là từ 7 tuần trở xuống hoặc đối với những trẻ sinh thiếu tháng, sinh non.

Dị vật trong mũi

Một nguyên nhân nữa có thể khiến bé bị ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi là khi trong mũi của bé vướng dị vật. Lúc này, bé sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp, thở khò khè hoặc không thể thở bình thường được. Đặc biệt đối với trường hợp này, mẹ cần chú ý phát hiện kịp thời để tìm cách lấy dị vật trong thời gian sớm nhất, tránh những nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Trẻ thường quấy khóc, khó chịu khi bị ngạt mũi

2/ Giải pháp cho trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Đối với các bé bị ngạt mũi thông thường, mẹ có thể thực hiện các giải pháp sau để tình trạng ngạt mũi của con thuyên giảm hơn:

Cách 1: Chế độ bú mẹ hợp lý

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện nhất ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt khi bị ngạt mũi, sữa mẹ sẽ giúp bé tránh mất nước do tình trạng thở không đúng cách gây ra. Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ các lần cho trẻ bú để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong việc bú mẹ, đồng thời không gây ra cảm giác mệt mỏi, chán ăn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Cách 2: Giữ ấm vùng cổ, ngực

Mẹ cần chú ý những bộ phận nhạy cảm như vùng cổ, ngực để giúp bé luôn cảm thấy ấm áp, ngăn chặn tình trạng bé có thể bị ngạt mũi, cảm lạnh bất cứ lúc nào.

Cách 3: Giữ cho phòng sạch sẽ

Mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, tránh bụi bẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.

Cách 4: Vệ sinh mũi cho bé đúng cách

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi khó thở, mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý đúng cách nhằm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, thông thoáng đường hô hấp hơn. Nhỏ khoảng 2-3 giọt vào từng bên mũi của trẻ sau đó mát xa nhẹ nhàng để dịch nhầy có thể bong ra dễ dàng, sau đó sử dụng bông tăm hoặc gạc mềm để từ từ lấy dịch nhầy ra. Mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm việc này dễ dàng và hiệu quả hơn.

Chú ý rằng chỉ nên rửa mũi cho bé 2 lần/ ngày khi trẻ đang gặp các vấn đề về đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi. Tuyệt đối không quá lạm dụng bởi có thể khiến niêm mạc mũi của bé mất cân bằng và dễ bị tổn thương hơn.

Mẹ có thể cho bé sử dụng bộ sản phẩm Nebial KIT bao gồm nước muối ưu trương Nebial 3% và thiết bị xông mũi Buona Spray-sol có tác dụng rửa mũi, xịt thông mũi cho bé nhằm loại bỏ hoàn toàn các chất nhầy bẩn để giảm nhanh các triệu chứng bệnh về đường hô hấp cho trẻ như: sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi … an toàn và hiệu quả.

Sản phẩm được sản xuất 100% từ Italy vô cùng an toàn và hiệu quả cho các bé, đặc biệt sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

sử dụng nebial kit cho trẻ bị nghẹt mũi

Nebial KIT được rất nhiều gia đình tin tưởng và sử dụng

Mong rằng bài viết về trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi đã cung cấp đầy đủ nhất mọi thông tin giúp bạn chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm:

Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ nhận biết thế nào để xử lý tốt nhất

Trẻ 6 tháng bị sổ mũi thường do nguyên nhân nào? Cần phải làm gì

Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và các cách xử lý

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline