Chắc hẳn các bậc phụ huynh luôn lo lắng với vấn đề trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết bởi khi con gặp tình trạng này thường bỏ ăn, quấy khóc khiến bố mẹ rất mệt mỏi. Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này cũng như những các thông tin về nguyên nhân, cách điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh thông qua bài viết sau đây!
1/ Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?
Khi nguyên nhân gây ra tình trạng ngạt mũi ở trẻ nhỏ do kích ứng thì trẻ có thể hết sau khoảng 5-7 ngày vì đây không phải là bệnh mà chỉ là phản ứng cơ thể bình thường của bé khi chưa thích nghi được với sự thay đổi của thời tiết, môi trường xung quanh.
Còn đối với những trường hợp trẻ bị ngạt mũi lâu ngày kèm theo những triệu chứng như ho, sốt cao, quấy khóc nhiều, thì tình trạng này sẽ kéo dài và lâu khỏi hơn, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám và điều trị sớm. Nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng nghẹt mũi có thể diễn ra nặng hơn và dần sẽ trở thành các bệnh viêm mũi, đường hô hấp mãn tính.
Ngoài ra, việc chăm sóc của bố mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết. Bố mẹ nên hiểu tình trạng của con mình để có quá trình chăm sóc bé thích hợp giúp bé mau chóng khỏi bệnh, ăn uống, phát triển tốt.
Trẻ thường có dấu hiệu quấy khóc khi bị nghẹt mũi
Thắc mắc của cha mệ khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi bao lâu thì khỏi thực chất rất khó để nhận định bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. Thời gian để trẻ hồi phục sẽ phụ thuộc vào: nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi, thể trạng sức khỏe sẵn có của bé và cách chăm sóc, điều trị của bố mẹ khi trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi.
2/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ngạt mũi không khỏi
Như đã nói ở trên, vấn đề trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết sẽ phụ thuộc lớn vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Tình trạng ngạt mũi thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi hệ miễn dịch của bé còn non nớt, chưa được hoàn thiện. Khi đó, các chất lỏng dư thừa tích tụ trong mũi và đường thở khiến việc hô hấp của trẻ trở nên khó khăn.
Để có thể chăm sóc con một cách tốt nhất, các bậc phụ huynh nên tham khảo một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu khỏi như sau:
– Do virus: khi cơ thể trẻ nhiễm các virus có thể gây ra cảm lạnh kèm theo các triệu chứng sốt cao, ho nhiều, nghẹt mũi. Bố mẹ nên đặc biệt chú ý với các triệu chứng ốm sốt của con để có những giải pháp kịp thời bởi có một số chủng virus nguy hiểm (liên cầu nhóm A) có thể gây ra biến chứng như: viêm cầu thận cấp, thấp tim…
– Do dị ứng:
+ Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết sẽ phụ thuộc nhiều vào môi trường sống xung quanh. Khi phòng không được vệ sinh sạch sẽ, nhiều bụi bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn non nớt của bé.
+ Khói thuốc lá hoặc mùi nước hoa, phấn hoa cũng sẽ trở thành nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu ngày.
+ Thời tiết thay đổi nhất là trong khoảng thời gian giao mùa, từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ khiến cơ thể của trẻ chưa thể thích ứng dẫn đến trẻ bị ngạt mũi.
Môi trường xung quanh có thể là nguyên nhân chính gây ra nghẹt mũi ở trẻ
– Do khiếm khuyết cấu tạo mũi
Một số trẻ sơ sinh không được may mắn khi sinh ra đã có cấu trúc mũi không được lành lặn như người bình thường (lệch vách ngăn, tổn thương niêm mạc) cũng sẽ khiến khả năng viêm mũi, ngạt mũi tăng cao.
– Do có dị vật trong mũi:
Hậu quả của việc có dị vật trong mũi là rất nghiêm trọng. Khi không phát hiện kịp thời, trẻ sơ sinh không chỉ ngạt mũi mà còn có thể dẫn đến tình trạng đau đớn, ngạt thở, chảy máu mũi, ảnh hưởng đến tính mạng.
– Do chất nhầy khi còn ở trong bụng mẹ
Chất nhầy này được hình thành khi bé còn ở trong bụng mẹ. Nên nếu thấy trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu không khỏi thì rất có thể chất nhầy này chưa được hút triệt để dẫn đến những ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ. Lúc này, trẻ sẽ chỉ có những biểu hiện nghẹt mũi, khó chịu và không kèm theo ho, hắt hơi hay sốt cao.
Tham khảo thêm bài viết: hiện tượng thở dài ở trẻ em
3/ Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất
Cách điều trị cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết. Bố mẹ nên đặc biệt quan tâm đến quá trình chăm sóc trẻ khi bị bệnh bởi nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.
Một số cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh:
– Sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà
Sử dụng tỏi là một liệu pháp dân gian phổ biến để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả bởi theo khoa học trong tỏi có chứa hàm lượng lớn allicin cùng scordinin có khả năng ngăn ngừa virus, kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện: Tỏi bóc vỏ, đem giã nhuyễn và chắt lấy phần nước cốt. Sau đó hòa cùng với dầu vừng tỉ lệ 1:1. Sử dụng tăm bông sạch thấm vào dung dịch và đưa vào mũi của trẻ. Thực hiện nhẹ nhàng trong vòng 10 phút để trẻ hết ngạt mũi hoàn toàn.
Tỏi được dùng để chữa ngạt mũi cho trẻ
Tinh dầu tràm là vị thuốc quý được sử dụng để phòng ngừa cảm lạnh, chống viêm, giảm phù nề đường hô hấp. Điểm đặc biệt của tinh dầu tràm đó là tác dụng làm ấm nhưng không gây ra tình trạng nóng rát da, có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện: bố mẹ lấy tinh dầu tràm xoa vào lòng bàn chân bé, sau đó mát xa nhẹ nhàng giúp khí huyết của bé lưu thông. Ngoài vùng lòng bàn chân, có thể xoa tinh dầu tràm vào vùng ngực, lưng của trẻ để thấy hiệu quả.
Tinh dầu tràm có tính làm ấm nhưng an toàn với làn da nhạy cảm của bé
– Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Đừng băn khoăn việc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết mà ngay cả khi con không có các triệu chứng viêm mũi, bố mẹ vẫn nên vệ sinh mũi cho con thật sạch sẽ để giúp con có thể dễ dàng hơn trong quá trình hô hấp.
Đặc biệt, chỉ cần nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào hốc mũi là có thể giúp bé làm giảm chất nhầy gây ra tình trạng khó thở do nghẹt mũi. Thực hiện đều đặn từ 3-4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều nước muối sinh lý nhỏ mũi bởi có thể gây ra tình trạng khô niêm mạc, tổn thương mũi ở trẻ.
Một trong những sản phẩm được khuyến khích sử dụng nhất hiện nay phải kể đến nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống có tác dụng đặc biệt trong việc giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm hàng nội địa Italy 100% đã được chứng nhận an toàn, dịu nhẹ và êm ái với niêm mạc mũi của trẻ và được rất nhiều gia đình lựa chọn để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.
Dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống
Tham khảo thêm sản phẩm: Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em
– Xông hơi
Xông hơi có thể giúp phụ huynh giảm bớt lo lắng với việc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết bởi chúng sẽ có tác dụng ngay tức thì. Phương pháp xông hơi sẽ giúp con cải thiện tình trạng nghẹt mũi cũng như giảm được các triệu chứng như ho, tức ngực. Với cơ chế làm loãng dịch nhầy trong mũi khi tiếp xúc với hơi nước, bé sẽ cảm thấy dễ thở, thoải mái hơn sau khi được xông hơi
Cách thực hiện: bố mẹ có thể đưa con vào phòng tắm, đóng kín cửa và sử dụng nước nóng để xông hơi cho con trong khoảng 10-15 phút. Chú ý để nhiệt độ nước vừa phải, không quá nóng bởi sức chịu nhiệt của trẻ sơ sinh còn khá yếu.
– Hút dịch ở mũi
Sau khi đã thực hiện làm tan dịch nhầy ở mũi bé, bạn có thể hút các dịch đó ra để giúp cho bé có thể dễ hô hấp hơn. Sử dụng một số dụng cụ hút mũi đảm bảo chất lượng và vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế để tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng ở trẻ. Tuyệt đối các mẹ không được sử dụng miệng để hút mũi cho con bởi sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển khiến sức khỏe của con sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Phụ huynh nên chú ý sử dụng dụng cụ hút mũi đảm bảo để không làm đau bé
– Đưa con đến bệnh viện thăm khám
Cách tốt nhất để điều trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh đó là gia đình nên đưa con đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Với các trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu khỏi kèm theo các hiện tượng ho, sốt cao, cha mẹ không nên tự điều trị ở nhà bởi có thể chậm trễ trong việc phát hiện bệnh lý ở trẻ nhỏ.
Chú ý:
+ Tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
+ Không áp dụng các phương pháp dân gian khi không chắc chắn về độ an toàn.
+ Luôn để trẻ ở trạng thái thật thoải mái, không nên sợ trẻ lạnh mà mặc cho trẻ quá nhiều áo bởi có thể gây khó chịu, mệt mỏi hơn cho bé.
Hi vọng bài viết về trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết đã giải đáp được tất cả các thắc mắc của các bậc phụ huynh trong việc giữ cho trẻ có một hệ hô hấp luôn luôn khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí!
Tham khảo thêm:
– Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và các cách xử lý
– Bé đau rát hốc mũi nguyên nhân do đâu? Biện pháp khắc phục là gì
– Trẻ ngạt mũi về đêm, mẹ phải làm sao?