Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và các cách xử lý

Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến hầu như bé nào cũng gặp phải ít nhất một lần. Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài, nhiều ba mẹ không khỏi lo lắng liệu bé có gặp phải tình trạng gì nghiêm trọng đến sức khỏe hay không. Để hiểu hơn về bệnh lý này ở trẻ, cùng tham khảo những thông tin về nguyên nhân và một số giải pháp gợi ý qua những thông tin dưới đây. 

1/ Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mũi trẻ bị tắc do dịch nhầy hoặc ảy mũi động lại. Khi em bé sơ sinh bị nghẹt mũi, con sẽ thở khò khè và đôi khi cũng thấy rất khó thở. Về cơ bản, nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của bé. Bởi vậy, các bé vẫn tăng trưởng, lên cân đều đặn và các hoạt động vui chơi vẫn diễn ra như thường. Hiện tượng nghẹt mũi trẻ sơ sinh thường không đi kèm với các triệu chứng như sổ mũi, sốt, và ho.

nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh

Thực tế cho thấy trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi nhiều hơn khi con ở tư thế nằm. Trong khi đó, khi ở tư thế đứng, hiện tượng nghẹt mũi giảm đi đáng kể. Vào ban đêm, hiện tượng sơ sinh nghẹt mũi có thể được nhận biết dễ dàng qua âm thanh thở hơi nhanh của bé. Vì mũi bị cản trở khí lưu thông nên tiếng thở của bé đa phần giống tiếng rít hoặc tiếng ngáy.

2/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sinh lý

Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết chuyển sang mùa khô hanh (mùa đông). Nguyên nhân chủ yếu do bé không được mặc đủ ấm, không tắm bằng nước ấm… Ở một số trường hợp khác, trẻ mới sinh bị nghẹt mũi do ở trong phòng có điều hòa. Nhiều ba mẹ nghĩ rằng bật điều hòa sẽ giúp giảm sự khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên, điều này lại khiến độ ẩm không khí giảm đi, và hiện tượng nghẹt mũi khó thở ở trẻ sơ sinh càng dễ xảy ra hơn.

Việc trẻ sơ sinh 20 ngày tuổi bị nghẹt mũi cũng là điều dễ hiểu vì ống mũi của bé rất hẹp và nhỏ. Khi chất nhầy bên trong niêm mạc có quá nhiều nhưng không được đẩy ra sẽ khiến con bị nghẹt mũi. Ngoài ra, có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến khác gây nên tình trạng nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh như sau:

nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh

  • Do cảm lạnh/ cúm: Bệnh lý này không chỉ khiến bé sơ sinh bị nghẹt mũi mà còn kèm theo các biểu hiện như ho, hắt hơi, sốt, chảy nước mắt…
  • Do dị ứng: Khi trẻ sơ sinh nghẹt mũi, các mẹ cũng cần chú ý đến nguy cơ dị ứng có thể xảy ra. Nếu bé mẫn cảm với thời tiết, khói bụi hay phấn hoa và thú cưng, con thường bị nghẹt mũi và kèm theo biểu hiện ngứa ngáy khó chịu.
  • Do dị vật: Trong lúc chơi đùa, trẻ có thể vô ý để dị vật vào mũi dẫn đến khó thở. Trường hợp tịt mũi trẻ sơ sinh như vậy cần nhanh chóng xử lý để tránh rủi ro nghiêm trọng đến tính mạng của bé.
  • Do nước nhầy bào thai còn trong đường hô hấp: Nghẹt mũi ở trẻ 2 tháng tuổi có thể do đường hô hấp còn nước nhầy, và con cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào khác.

3/ Mẹ cần làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi sinh lý

Em bé sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Ba mẹ không nên lo lắng quá nhiều vì hiện tượng nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh vẫn thường xảy ra ở bé mà không phải là bất thường. Để giúp bé giảm nhanh hiện tượng nghẹt mũi và phòng ngừa nguy cơ ho nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, các mẹ có thể áp dụng các mẹo chăm sóc nhỏ tại nhà như:

mẹ cần làm gì

  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé thường xuyên, nhất là trước khi đi ngủ và vào sáng sớm. 
  • Thay đổi tư thế ngủ của bé, kê đầu cao hơn thân để bé giảm tình trạng thở khò khè
  • Cho trẻ bú nhiều hơn: Không chỉ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con mà còn giúp bé giảm nghẹt mũi nhờ được cấp nước nhiều hơn
  • Đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ để bé không tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn gây dị ứng. Không để trẻ gần thú cưng, khói bụi, khói thuốc, phấn hoa…

Mặc dù trẻ em sơ sinh nghẹt mũi là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, thường không đáng lo ngại, nhưng ba mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan. Ngoài thực hiện các biện pháp chăm sóc cơ bản, phụ huynh cần theo dõi các biểu hiện của bé để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám khi cần thiết. 

*Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm dung dịch nhỏ mũi Nebial 3% với công dụng giảm khô mũi, làm loãng và sạch dịch nhầy ở mũi và giảm nghẹt mũi hiệu quả. Đáng chú ý, đây là giải pháp không kháng sinh, nên đảm  bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể dùng Nebial 3% cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi để vừa hỗ trợ điều trị, vừa phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Hãy nhỏ 1-2 giọt cho mỗi bên mũi và thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho bé để giảm tắc nghẽn mũi sinh lý nhanh. 

Về cơ bản, nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Ba mẹ có thể cải thiện triệu chứng của em bé sơ sinh nghẹt mũi bằng cách biện pháp chăm sóc tích cực tại nhà. Tuy nhiên cần chú ý theo dõi và áp dụng các giải pháp kịp thời nếu bé có biểu hiện bất thường như sốt cao, biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc liên tục…

Tham khảo thêm: Trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa có dấu hiệu gì? Cách khắc phục

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline