Hiện tượng trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa là một tình trạng khá phổ biến. Nhất là vào những ngày mùa hạ nóng nực, cha mẹ thường có thói quen bật điều hòa để con được thoải mái, dễ chịu. Tình trạng này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để biết bé có bị khô mũi hay không, cách phòng tránh cha mẹ cần lưu ý.
1/ Trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa có dấu hiệu gì?
Những nguyên nhân khiến trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa cũng tương tự khi bị khô da do bị thiếu độ ẩm trong không khí. Điều hòa tạo ra luồng không khí có nhiệt độ thấp và không có nhiều độ ẩm. Vì vậy, khi trẻ ở trong phòng điều hòa lâu, tình trạng khô mũi và khô da là phản ứng của cơ thể khi bị giảm độ ẩm để bảo vệ thân nhiệt.
Thông thường, khi bé ở trong phòng điều hòa trong thời gian dài bị khô mũi sẽ có những dấu hiệu khó chịu, không thoải mái tại khu vực niêm mạc mũi cùng cổ họng. Cụ thể như sau:
- Khi nằm điều hòa gây khô mũi, trẻ sẽ có cảm giác bên trong mũi căng rát, ngứa ngáy khó chịu do vùng niêm mạc mũi bị mất đi độ ẩm và tiết ra không đủ dịch nhầy.
- Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nằm điều hòa bị nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt xì hơi liên tục.
- Khoang mũi xuất hiện dịch màu trong hoặc chuyển vàng, số lượng có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào sức khỏe của bé.
- Đau rát mũi, thậm chí là chảy máu mũi do niêm mạc mũi bị viêm và kích thích.
- Chóp mũi đỏ, sưng nếu như trẻ đưa tay lên dụi mũi, xì mũi quá nhiều do ngủ điều hòa bị khô mũi.
- Khô miệng, cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng do xoang không tiết ra đủ dịch nhầy.
- Đau họng, ho khan. Nếu tình trạng ho diễn ra liên tục có thể gây đau rát cổ họng.
- Đau đầu, đau nhức hai bên má và có áp lực tại các xoang.
Các dấu hiệu kể trên có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ mắc phải hơn. Bởi các em có lớp niêm mạc mũi còn khá mong manh, hệ miễn dịch lại chưa được hoàn thiện.
Trong khi đó, việc bật điều hòa thường khiến nhiệt độ cùng độ ẩm trong phòng hạ xuống gây kích thích niêm mạc mũi. Kết quả là mũi của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị khô và mất đi độ ẩm cần thiết khi nằm điều hòa.
2/ Nằm điều hòa bị khô mũi gây hậu quả gì cho bé?
Có rất nhiều cha mẹ thường chủ quan khi thấy bé con của mình bị khô mũi vì nằm điều hòa vì nghĩ đó chỉ là phản ứng sinh lý thông thường. Thực tế, tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cùng sự phát triển trong tương lai của bé.
Gây kích ứng niêm mạc mũi
Đây chính là hậu quả đầu tiên và rõ rệt nhất của tình trạng trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa. Như đã đề cập tới trước đó, niêm mạc mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh. Khi mũi bị khô do bật điều hòa, niêm mạc mũi không còn giữ được độ ẩm tự nhiên nữa mà trở nên khô rát, kích ứng gây ngứa ngáy khó chịu.
Lúc này, các mạch máu ở niêm mạc mũi thường rất nhạy cảm. Chỉ cần một tác động nhỏ thôi cũng có thể bị vỡ ra. Nhiều trường hợp bé hắt hơi, dụi mũi, thậm chí là đưa tay ngoáy mũi do khô ngứa dẫn tới hiện tượng chảy máu mũi.
Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp
Không dừng lại ở đó, việc trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên. Điển hình như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng,…
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu các bệnh lý này không được sớm thăm khám và điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường. Nghiêm trọng nhất là tình trạng viêm nhiễm lan rộng, gây viêm phổi, viêm màng não,… có thể dẫn tới tử vong.
Theo thống kê, có tới 4,3 triệu trẻ nhỏ hơn 5 tuổi trên thế giới mắc và tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng chỉ ra viêm đường hô hấp trên là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao hơn hẳn so với những bệnh lý về đường hô hấp khác.
Ngoài ra, việc để trẻ nằm điều hòa không chỉ gây khô mũi mà nó cũng dễ khiến cho trẻ bị hạ thân nhiệt đột ngột. Nhất là khi vừa từ môi trường có nhiệt độ cao bước vào phòng đang bật điều hòa với nhiệt độ thấp. Việc hạ thân nhiệt đột ngột có thể khiến cho bé bị đau đầu, mệt mỏi hay chóng mặt. Thậm chí là gây đột tử đặc biệt nguy hiểm.
Do đó, cha mẹ không nên chủ quan nếu thấy tình trạng bé khô mũi vì ngủ điều hòa kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hãy chủ động tìm đến các cơ sở chuyên khoa tai – mũi – họng uy tín để đảm bảo bé yêu luôn được chăm sóc và điều trị một cách tốt nhất nhé!
Tham khảo thêm: trẻ sơ sinh bị viêm phổi có tắm được không?
3/ Cách nằm điều hòa không bị khô mũi đúng cách
Mặc dù việc trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu biết cách sử dụng, điều hòa có thể đem lại vô vàn các lợi ích. Từ việc giúp cơ thể của bé thoải mái, khô ráo tới việc hạn chế rôm sảy và giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng đột tử (SIDS) ở trẻ sơ sinh.
Dưới đây là một số phương pháp, kinh nghiệm cho bé nằm điều hòa an toàn, không gây khô mũi, nghẹt mũi cha mẹ có thể tham khảo:
➣ Nhiệt độ lý tưởng khi bật điều hòa
Tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể, cha mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa sao cho phù hợp, tránh để trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa, cụ thể:
- Với trẻ sơ sinh: 28°C – 29°C
- Với trẻ dưới 3 tuổi: 26°C – 27°C
- Với trẻ trên 3 tuổi: Trên 26°C và không chênh lệch quá 6°C – 7°C so với nhiệt độ tự nhiên bên ngoài.
➣ Hướng gió của điều hòa
Không nên lắp đặt điều hòa thẳng trực tiếp vào vị trí đặt giường ngủ. Đồng thời, điều chỉnh hướng gió sao cho không hướng thẳng vào người bé để hạn chế nguy cơ bé bị cảm lạnh hay viêm mũi.
➣ Thời gian bật điều hòa
Tối đa 2 tới 3 tiếng/lần. Không nên để điều hòa qua đêm có thể gây cảm lạnh cho bé. Vào ban ngày, cứ khoảng 2 – 3 tiếng, cha mẹ có thể tắt điều hòa hoặc cho bé ra ngoài 10 – 15 phút. Đồng thời, mở cửa ra vào, cửa sổ để giải phóng không khí tù đọng bên trong phòng. Sau đó mới tiếp tục bật điều hòa.
➣ Không để bé ra vào phòng điều hòa đột ngột
Trước khi đưa bé ra bên ngoài, hay tắt điều hòa và mở tất cả các cửa trong phòng ra trước đó khoảng 3 phút. Điều này sẽ giúp cơ thể bé dần thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ, tránh nguy cơ bị sốc nhiệt.
Tương tự, trước khi đưa bé vào phòng điều hòa cũng nên đợi khoảng 3 – 5 phút. Đồng thời, đảm bảo cơ thể của bé khô ráo, không bị đổ mồ hôi. Nếu có, hãy lau mồ hôi, tắm rửa và thay quần áo mới cho bé.
➣ Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
Một cách tránh nằm điều hòa không bị khô mũi cho bé khá hiệu quả chính là sử dụng máy tạo độ ẩm không khí. Hoặc mẹ có thể để một chậu nước vào trong phòng điều hòa. Điều này sẽ giúp gia tăng độ ẩm trong phòng giúp phần nào hạn chế nguy cơ bé bị khô mũi.
➣ Uống nhiều nước
Bổ sung thêm nước cũng là cách giúp cơ thể của bé ngăn ngừa sự mất nước dẫn đến tình trạng trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa tươi, nước trái cây hay canh súp, cháo…thì đều có khả năng bù nước và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trẻ.
➣ Giữ ấm cho cơ thể của bé
Khi sử dụng điều hòa, để tránh bị khô mũi, cha mẹ nên chú ý cho bé mặc các bộ quần áo với chất liệu vải cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, che chắn các vị trí dễ bị nhiễm lạnh như cổ, bụng cùng chân. Có thể sử dụng một chiếc chăn mỏng để đắp cho bé cũng rất hữu dụng.
➣ Vệ sinh, bảo dưỡng máy điều hòa thường xuyên
Các bộ lọc điều hòa là nơi cư trú của vô số các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần chú ý vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa định kỳ. Điều này vừa giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, không làm trẻ nằm điều hòa bị khô mũi hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Vừa giúp gia tăng tuổi thọ cùng hiệu quả của điều hòa.
➣ Vệ sinh mũi cho bé với dung dịch nước muối ưu trương
Dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng từ việc bé bị khô mũi. Đồng thời, công thức nước muối bổ sung thành phần Natri Hyaluronate còn giúp giữ cho lớp niêm mạc mũi luôn đủ ẩm, hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng, căng rát khó chịu cho bé.
Có thể thấy được, trẻ bị khô mũi khi nằm điều hòa không đơn thuần là một phản ứng sinh lý của trẻ khi tiếp xúc với không khí khô. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan đâu nhé! Hãy chủ động tìm hiểu các kiến thức chăm sóc sức khỏe và sử dụng điều hòa đúng cách, hợp lý để bé luôn khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: Bé đau rát hốc mũi nguyên nhân do đâu? Biện pháp khắc phục là gì