Trẻ ngạt mũi về đêm, mẹ phải làm sao?

Trẻ ngạt mũi về đêm thường kèm theo các biểu hiện như khó thở, quấy khóc nhiều khiến mẹ rất vất vả. Khi trẻ em bị ngạt mũi, mẹ cần hiểu rõ tình trạng của trẻ để có cách chăm sóc và xử lý kịp thời để nhanh chóng cải thiện tình trạng.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Trẻ ngạt mũi về đêm vì những lý do gì?

Tai – mũi – họng là những bộ phận có liên quan mật thiết đến nhau nên chỉ cần một tác động nhỏ  cũng có thể khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh  bị ho và ngạt mũi về đêm.

Ngạt mũi về đêm là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm rất đa dạng:

+ Thời tiết thay đổi mà trẻ chưa kịp thích nghi
+ Trẻ bị nhiễm virus gây bệnh cảm cúm khiến trẻ bị ngạt mũi kèm theo ho, có thể sốt.
+ Trẻ bị các bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa.
+ Trẻ mọc răng cũng có thể gây ngạt mũi vì các dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức
+ Trẻ bị dị ứng thức ăn hoặc dị ứng thời tiết cũng có triệu chứng ngạt mũi, khó thở.

Tham khảo: Hút mũi cho bé – Mẹ đã thực hiện đúng chuẩn khoa học chưa?

Mẹ phải làm gì khi bé bị ngạt mũi về đêm?

Vì trẻ bị ngạt mũi sẽ khó chịu, quấy khóc, thở khó nên mẹ rất dễ phát hiện những triệu chứng này. Nhất là khi trẻ ngạt mũi về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị ngạt mũi để có cách xử lý phù hợp để đem lại hiệu quả cao và không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị ngạt mũi, mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa ngạt mũi cho trẻ như sau:

Cách chữa ngạt mũi do các nguyên nhân khách quan (ngạt mũi sinh lý)

+ Dọn dẹp nhà cửa và hút bụi thường xuyên để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng.
+ Cho trẻ ngủ trong phòng thoáng, nên mở cửa sổ và giữ ấm cổ của bé khi bé ngủ, đặc biệt là vào mùa đông.
+ Nếu dùng điều hòa, mẹ chỉ nên để nhiệt độ ở mức 27 – 28 độ, không để hơi lạnh của điều hòa xả thẳng vào mặt bé, mở quạt để gió điều hòa được tản đều. Mẹ cũng có thể để những chậu nước xung quanh phòng để không khí không bị quá khô.

Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé có thể giúp trẻ hết ngạt mũi và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp

Mẹo chữa ngạt mũi cho trẻ do bệnh lý

Trẻ bị ngạt mũi do bệnh lý thường đi kèm với các biểu hiện như đau họng, ho, sốt nhẹ, quấy khóc nhiều. Lúc này, mẹ cần chăm sóc trẻ ngạt mũi bằng những cách sau:

+ Vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch muối ưu trương Nebial 3%. Mẹ chỉ cần nhỏ Nebial 3% vào mũi bé rồi dùng khăn sạch mềm lấy sạch bụi bẩn và vi khuẩn trong mũi của bé. Với những trẻ lớn hơn thì mẹ nên hướng dẫn bé xì mũi để đẩy dịch nhầy ra ngoài. Nếu bé nghẹt mũi, sổ mũi nặng kéo dài mẹ nên dùng thêm thiết bị rửa mũi chuyên dụng để đưa dung dịch rửa vào sâu bên trong, chấm dứt nhanh tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi cho bé.
+ Cho bé ăn thức ăn mềm, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho bé.
+ Khi trẻ ngủ, kê cao gối để bé dễ thở hơn. Mẹ có thể vuốt lưng hoặc massage nhẹ nhàng để bé dễ chịu và dễ ngủ hơn.

Hầu hết các trẻ ngạt mũi về đêm sẽ dứt hẳn các triệu chứng sau 2-3 ngày nếu mẹ áp dụng đúng các biện pháp chăm sóc trẻ. Nếu bệnh của bé không thuyên giảm, có thể bé đã mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, … Mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo: Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

Trên đây là một số thông tin về vấn đề trẻ ngạt mũi về đêm. Hy vọng các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc bé yêu!

Tham khảo thêm:

Trẻ thở bằng miệng khi ngủ do nguyên nhân nào? Có sao hay không?

Sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi là do đâu? Cần làm gì để nhanh khỏi?

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ là do đâu? Các cách xử lý

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline