Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh nhận biết thế nào? Điều trị cần làm gì

Sổ mũi, nghẹt mũi là những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh thường gặp nhất. Việc sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị cho trẻ. Bởi những cơn cảm lạnh thông thường tưởng chừng như không đáng lo ngại. Nhưng nếu không sớm được điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển tương lai của bé. 

1. Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh có biểu hiện gì?

Thời gian ủ bệnh của cảm lạnh thường khá ngắn, từ 1 – 3 ngày. Sau đó, các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh sẽ bắt đầu xuất hiện. Những triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của cảm lạnh ở trẻ em bao gồm:

  • Bé bị cảm lạnh sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Bé bị cảm lạnh ho, đau họng
  • Nước mũi ban đầu trong, lỏng như nước rồi dần chuyển sang màu vàng, vàng xanh và đặc hơn.
dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị cảm lạnh

Ở những ngày tiếp theo, những dấu hiệu của trẻ bị cảm lạnh sẽ dần rõ ràng và dễ nhận biết hơn với những triệu chứng điển hình như:

  • Trẻ bị cảm lạnh sốt cao
  • Bé bị cảm lạnh nôn trớ
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Trẻ quấy khóc nhiều hơn, mắt đỏ, chảy nước mắt
  • Trẻ khó ngủ do các triệu chứng sổ mũi, ho, nghẹt mũi xuất hiện thường xuyên hơn
  • Xuất hiện hạch bạch huyết sưng lên ở cổ hoặc sau đầu.

Bên cạnh đó, trẻ bị cảm lạnh đi ngoài, tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cảm lạnh. Nhưng triệu chứng này thường khá hiếm gặp và dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm cúm.

Cảm lạnh là một bệnh lý nhiễm trùng ở đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản…) do virus gây nên. Trẻ nhỏ thường là đối tượng có xu hướng dễ mắc phải bệnh cảm lạnh nhất bởi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Nhiều thống kê cho thấy, có những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh tới 8 lần mỗi năm, đặc biệt là khi giao mùa. Có một số trường hợp bé cũng có thể bị cảm vào mùa hè.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Như đã đề cập tới trước đó, cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Đây cũng chính là nguyên chính gây ra hầu hết các trường hợp cảm lạnh ở trẻ em. Theo đó, có tới hơn 200 chủng virus có khả năng gây ra bệnh cảm lạnh. Trong đó, phổ biến nhất rhinovirus.

nguyên nhân khiến bé bị cảm lạnh

Virus là tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh ở trẻ em

Các virus này có thể lây nhiễm và xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh. Một số nguyên nhân thúc đẩy sự lây nhiễm của bệnh dẫn đến các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh bao gồm:

  • Người mắc bệnh chạm vào miệng hoặc mũi của mình nhưng không rửa tay mà lại tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
  • Trẻ tiếp xúc với các vật dụng có chứa virus gây cảm lạnh như đồ chơi, quần áo, bề mặt bàn, ghế, tay nắm cửa…
  • Trẻ vô tình hít phải một loại siêu vi khuẩn có khả năng gây bệnh có trong không khí.
  • Thời tiết thay đổi, trở nên hanh khô hơn cũng là điều kiện thuận lợi cho virus cảm lạnh phát triển và khiến bé bị cảm lạnh hắt hơi sổ mũi hay ho. 
  • Trẻ bị dị ứng hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy giảm và tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. 

3. Điều trị khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì?

Cảm lạnh là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù ít gây biến chứng nguy hiểm nhưng các triệu chứng trẻ bị cảm lạnh có thể tạo ra nhiều phiền toái, khó chịu cho bé. Do đó, để giảm bớt sự khó chịu, cũng như làm thuyên giảm các dấu hiệu bị cảm lạnh ở trẻ em nhanh chóng, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây: 

điều trị dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Những biện pháp giúp giảm bớt sự khó chịu cho bé khi bị cảm lạnh

3.1. Những điều nên làm khi bé bị cảm lạnh

Các bác sĩ thường khuyên cha mẹ có thể khắc phục các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh sớm bằng những việc làm sau đây:

  • Vệ sinh, làm sạch niêm mạc mũi cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương giúp thông thoáng và làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi…
  • Hạ sốt cho bé bằng các biện pháp không kháng sinh như chườm khăn ấm.  
  • Bổ sung nước cho bé giúp giảm chất nhầy trong mũi và đường hô hấp. Với bé dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bé uống sữa mẹ. Còn với bé lớn hơn thì có thể dùng nước khoáng, sữa hoặc các loại nước trái cây.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể của bé. Có thể sử dụng máy tạo ẩm giúp giảm sự hanh khô trong không khí.
  • Cố gắng cho bé ngủ nhiều hơn. Có thể nâng cao đầu bé bằng cách kê thêm gối sẽ giảm ho và giúp bé dễ thở hơn. 
  • Cho bé ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ nuốt như cháo hay các món súp. 

Tham khảo thêm: trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì và kiêng gì

3.2. Những điều cần tránh khi bé bị cảm lạnh 

Khi có các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ cũng cần chú ý không thực hiện những việc làm sau nếu như không muốn tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn: 

  • Không sử dụng thuốc kháng sinh để trị cảm lạnh cho bé vì nó không có tác dụng với virus. 
  • Không sử dụng Aspirin để trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 
  • Không tự ý mua bất cứ một loại thuốc nào về sử dụng mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên sử dụng các loại thuốc không kê đơn, kể cả Paracetamol cho trẻ dưới 3 tháng tuổi trừ khi được bác sĩ chỉ định.
  • Không nên áp dụng các biện pháp chữa bệnh cảm lạnh dân gian vì không được kiểm chứng về mặt khoa học. 
  • Không lạm dụng sử dụng nước muối sinh lý khi trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi. 

4. Khi nào cần đưa bé đi khám?

Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nhất là khi bé bị cảm lạnh hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt. Điều này nhằm đảm bảo bệnh không tiến triển nặng hơn và gây hại cho sức khỏe của bé. 

Với trẻ trên 3 tháng tuổi, cha mẹ cũng có thể đưa con đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác ngoài cảm lạnh. Đặc biệt, cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế chuyên khoa khi thấy con có các biểu hiện bất thường như:

điều trị trẻ em bị cảm lạnh nên đưa đi khám

Nên đưa trẻ đi bác sĩ khi có dấu hiệu sốt trên 38°C

  • Sốt cao trên 38°C kèm phát ban
  • Mất nước (lượng nước tiểu ở tã ít bất thường)
  • Da tái, môi trở nên nhợt nhạt. 
  • Khó thở hoặc thở gấp, thở nhanh, thở rút lõm ngực.
  • Ho dai dẳng kéo dài
  • Thường xuyên nôn trớ, ọc sữa và tiêu chảy. 
  • Mắt đỏ hoặc mắt tiết dịch có màu vàng hoặc xanh.
  • Dịch mũi, đờm có màu xanh hoặc lẫn tia máu
  • Đau nhức ở tai, trẻ thường đưa tay lên kéo tai, trong tai có chảy dịch mủ màu vàng hoặc vàng xanh có mùi hôi.
  • Bỗng nhiên quấy khóc nhưng không rõ nguyên nhân. 
  • Các triệu chứng đang dần thuyên giảm đột nhiên tái phát trở lại và nghiêm trọng hơn.

Các cơn cảm lạnh thường không quá lo ngại và sẽ sớm biến mất sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ không nên vì thế mà chủ quan. Hãy luôn chú ý theo dõi các triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh đang diễn biến ra sao để có thể kịp thời đưa bé đi khám và điều trị khi cần thiết. 

Bởi các biểu hiện của cảm lạnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Các bệnh lý này nếu không được sớm phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cùng sự phát triển của các bé về dài lâu. 

5. Cách phòng tránh cảm lạnh ở trẻ em

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc bị ốm, bị cảm lạnh một khi phải sử dụng đến kháng sinh sẽ không tốt một chút nào cả. Vậy cần làm gì để ngăn ngừa các dấu hiệu bị cảm lạnh ở trẻ em?

dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh và cách phòng tránh

Một số biện pháp phòng tránh cảm lạnh cho bé

Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh cảm lạnh mà cha mẹ có thể bỏ túi và áp dụng để con yêu luôn được khỏe mạnh: 

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc có dấu hiệu bị nhiễm lạnh. Cho bé đeo khẩu trang khi ra đường. 
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ mỗi khi cho con ăn hoặc chăm sóc, vệ sinh cho con. 
  • Sử dụng giấy ăn mỗi khi ho hay hắt hơi, sổ mũi.
  • Đảm bảo đồ chơi cùng các vật dụng bé thường xuyên tiếp xúc được vệ sinh sạch sẽ trước và sau mỗi lần sử dụng. 
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Nếu bố mẹ có thói quen hút thuốc thì tốt nhất là nên cai thuốc. 
  • Sử dụng nước muối sinh lý (hoặc nước muối ưu trương Nebial 3%) để vệ sinh, làm sạch mũi khi bé có dấu hiệu bị nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Luôn giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là khi vào đông, thời tiết chuyển lạnh và trở nên hanh khô.
  • Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, cho bé uống nhiều nước hơn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Trên đây là các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh mà cha mẹ nên nắm rõ để biết cách phòng tránh, khắc phục hiệu quả. Góp phần bảo vệ cho sức khỏe của con yêu một cách toàn diện nhất. Đặc biệt là trong khoảng thời gian giao mùa hiện nay, sự biến chuyển của thời tiết không chỉ khiến bé bị cảm lạnh. Mà còn gây ra nhiều bệnh đường hô hấp khác ở trẻ nhỏ.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới hotline 0974 402 860 để được Buona hỗ trợ, tư vấn một cách chi tiết trong thời gian sớm nhất nhé! 

Tham khảo thêm: Bé 6 tuổi hay kêu chóng mặt do nguyên nhân gì? Phải làm sao?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline