Trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn có sao không? Cần phải làm gì

Trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn thường khiến cha mẹ lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến con không bởi dây rốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của tế bào thai. Đó là sự liên kết giữa thai nhi và mẹ trong suốt thời gian mang thai.

Tuy nhiên, khi em bé cất tiếng khóc chào đời thì dây rốn cũng được kẹp và cắt đi, sau đó một vài ngày phần cuống rốn sẽ khô và tự rụng. Một số trường hợp trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn nhưng còn chồi rốn khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Cha mẹ hãy cùng đọc những thông tin dưới đây nhé.

1/ Trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn có sao không

Thắc mắc này của cha mẹ hoàn toàn có căn cứ khi dây rốn có liên hệ mật thiết với sự sống của tế bào thai. Tình trạng trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn ở trẻ sơ sinh thực chất chỉ là mô sẹo hình thành trong quá trình vết cắt dây rốn lành da và mô này không gây bất cứ biến chứng nào.

trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn

Mặc dù chồi hạt này không gây khó chịu cho bé và có thể điều trị khá dễ dàng nhưng ba mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc để chồi hạt không bị viêm nhiễm, làm gia tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe cho bé.

Tình trạng trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn thường không phải là bệnh lý đáng lo lắng và chúng cũng không gây đau đớn hoặc khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, do tình trạng rốn bị ẩm thường xuyên nên tạo điều kiện cho vùng rốn dễ bị nhiễm trùng và khiến trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau:

  • Trẻ bị sốt cao
  • Đau nhức hoặc khó chịu khi bố mẹ chạm vào rốn hoặc mô xung quanh
  • Rốn bị sưng đỏ
  • Cha mẹ chạm vào rốn bé thì thấy hơi ấm ấm
  • Có vệt da hơi đỏ dẫn từ rốn
  • Có thể chảy mủ

Phần lớn chồi rốn là vô hại nhưng nếu gặp các triệu chứng của nhiễm trùng nặng trên, cha mẹ hoặc người chăm sóc bé nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến cơ sở Y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời.  Trong một số ít trường hợp đặc biệt, trẻ sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ chồi rốn để ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của nhiễm trùng.

2/ Chồi rốn của trẻ có tự hết không

Sau khi em bé chào đời, các bác sĩ sẽ cắt dây rốn nhưng vẫn sẽ để lại một đoạn ngắn và đoạn dây rốn này sau một thời gian thường sẽ khô và tự rụng. Thế nhưng một vài trường hợp, ở chỗ dây rốn rụng sẽ xuất hiện một mô nhỏ gọi là chồi rốn hay còn gọi tên khác là u hạt rốn. Chồi rốn này là mô sẹo hình thành trong quá trình vùng rốn của bé lành da sau khi dây rốn rụng đi.

cố tự hết không

Tình trạng rốn trẻ sơ sinh có chồi là khá thường gặp. Chồi rốn nhìn qua giống vết sưng đỏ và có thể có dịch vàng hoặc trong. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm và khó chịu cho bé nhưng một số trường hợp chồi hạt có thể nhiễm trùng và dẫn đến một số triệu chứng như kích ứng và ngứa đỏ vùng da quanh rốn hay sốt cho bé. Vậy nên khi phát hiện chồi rốn, ba mẹ cần báo ngay cho bác sĩ biết để có phương pháp điều trị sớm.

Do đó, việc chồi rốn ở bé có thể tự rụng được hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu việc cha mẹ có vệ sinh và chăm sóc một cách chu đáo và cẩn thận hay không. Cha mẹ nếu như muốn chồi rốn của bé có thể tự rụng được thì hãy chú ý luôn vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, đặc biệt là vùng chồi rốn mỗi ngày nhé.

3/ Khi trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng còn chồi cần làm gì

Tình trạng trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn thường không gây khó chịu cho bé nhưng vẫn cần được điều trị. Nếu không, chồi rốn phát triển thành u hạt có thể gây ra nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Dùng bạc nitrat

Hầu hết trường hợp chồi rốn trẻ sơ sinh đều khá dễ điều trị bằng cách dùng một lượng nhỏ bạc nitrat chấm lên vùng có chồi rốn. Chất hóa học này sẽ làm cho chồi hạt ở rốn nhỏ dần đi mà không gây ra bất cứ đau đớn và khó chịu nào cho bé.

trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn

Nếu phương pháp chấm bạc nitrat không hiệu quả với bé, bác sĩ có thể chỉ định một số cách khác như:

  • Chấm một lượng nhỏ nitơ lỏng lên chồi hạt vùng rốn để làm đông lạnh mô này. Sau đó, từ từ chồi này sẽ dần tan ra.
  • Bác sĩ sẽ buộc chồi hạt bằng chỉ phẫu thuật. Sau một khoảng thời gian buộc chỉ, chồi hạt sẽ khô lại và tự tiêu biến mất.
  • Chấm một ít muối lên nơi có u hạt rồi cố định chỗ muối này bằng cách quấn gạc lên rốn bé trong khoảng thời gian 10 phút đến 30 phút. Tiếp theo lấy khăn ngâm nước ấm, vắt nhẹ để làm vệ sinh vùng rốn cho bé. Cha mẹ hãy thực hiện phương pháp này 2 lần một ngày,  trong khoảng 2 ngày đến 3 ngày.

Cha mẹ quan sát thấy chồi rốn có dấu hiệu nhỏ đi thì hãy tiếp tục phương pháp này cho tới khi chồi rốn biến mất và rốn bắt đầu lành lại như bình thường. Tuy nhiên, nếu chồi rốn vẫn không nhỏ lại, cha mẹ hãy đến tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách chữa khác hiệu quả hơn.

một số trường hợp cần phẫu thuật

Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ chồi rốn và  u hạt để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan ra những vùng khác.

Một vài chú ý khi chăm sóc trẻ

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc rốn của trẻ sau khi rụng ngăn ngừa nguy cơ bé bị viêm nhiễm. Để giúp các bậc phụ huynh chăm sóc rốn cho trẻ đúng cách, cha mẹ hãy tham khảo một số phương pháp cụ thể từ các chuyên gia:

  • Giữ cho cuống rốn của trẻ được vệ sinh khô ráo, sạch sẽ mọi lúc. Với những trẻ đang quấn tã, cha mẹ nên lưu ý cho cuống rốn được thoáng khí, khô ráo bằng cách gấp phần lưng tả trước bụng xuống phía dưới cuống rốn.
  • Mỗi ngày, cha mẹ nên sử dụng miếng gạc hoặc dùng bông y tế có thấm một ít cồn sát khuẩn để vệ sinh đáy trốn cho trẻ được sạch sẽ hơn(khoảng 1-2 lần/ngày). Đồng thời tránh cho cuống rốn bị dính nước tiểu hoặc phân sẽ dễ gây nhiễm trùng trong quá trình bé đi vệ sinh. 
  • Một số thời điểm trẻ rụng rốn lâu hơn thời gian dự tính khiến các mẹ cảm thấy lo lắng, tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không được tự ý kéo đứt dây rốn của trẻ, hãy để dây rốn tự rụng. 
  • Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch rửa tay trước khi vệ sinh rốn hoặc tắm rửa cho trẻ, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ. 

trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn

  • Ở môi trường nóng bức hoặc nhiệt độ phòng cao, ba mẹ không nên mặc quá nhiều áo, quần cho bé. Để vùng rốn của bé nhanh khô và không khí được lưu thông, bé chỉ cần mặc áo phông chất liệu mềm mại,rộng rãi thoáng mát và tã. 
  • Sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh hoặc tắm thường dễ khiến rốn của bé bị ẩm ướt, vì vậy cha mẹ nên thay băng rốn cho trẻ ngay lập tức. Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn nhỏ nên các mẹ cần chú ý phải thực hiện mọi thao tác hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận tránh tình trạng siết chặt băng gạc ở rốn quá kỹ.
  • Đảm bảo quần áo, mền gối, khăn lau của bé luôn sạch sẽ, chất liệu mềm mại. Phòng ở của bé luôn có gió đối lưu, thông thoáng, tránh ở phòng bí ẩm thấp có nhiều mùi hóa chất, thuốc lá, khói bụi.
  • Tuyệt đối không nên áp dụng những bài thuốc truyền miệng trong dân gian để tác động lên vùng rốn của bé. 
  • Luôn quan sát và theo dõi tình trạng chân rốn của bé để có thể dễ dàng nhận biết những biểu hiện bất thường. Việc phát hiện sớm những biểu hiện như chảy dịch, chảy máu, tiết mủ, có mùi hôi ở vùng rốn,… sẽ giúp ba mẹ ngăn chặn những nguy cơ viêm nhiễm hoặc biến chứng nghiêm trọng về sau cho bé.

Trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn là tình trạng có thể được điều trị hiệu quả trong hầu hết các trường hợp mà không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm gì cho bé. Vậy nên, cha mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ sớm nếu thấy trẻ rụng rốn nhưng còn chồi rốn hay có chồi hạt. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức để giúp cho việc chăm sóc và nuôi dạy con được tốt hơn.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline