Có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên? Nhiều ba mẹ cho rằng bổ sung thật nhiều kẽm – dưỡng chất đặc biệt tốt cho quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp con hấp thu nhanh hơn, khỏe mạnh và nhanh chóng cứng cáp hơn. Thế nhưng, liệu cách làm này có đúng hay không và bé có thể gặp những rủi ro sức khỏe nào? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.
1/ Có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên không?
Các chuyên gia khuyên rằng ba mẹ không nên cho trẻ dùng kẽm thường xuyên mà chỉ nên cho bé uống đúng liều lượng và trong khoảng thời gian cho phép theo sự chỉ định của bác sĩ.
Tất cả chúng ta đều nhận thức rằng kẽm là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu tự ý bổ sung kẽm và không tuân theo một liều lượng cho phép có thể khiến con gặp những tác hại như buồn nôn, tiêu chảy hay nặng hơn là sốt, đau đầu, ho và mệt mỏi.
Rất may, nhiều ba mẹ còn phân vân cách bổ sung kẽm cho bé đã kịp thời thắc mắc có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên không. Một điều đặc biệt cần lưu ý rằng cho dù kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thụ và tổng hợp đạm thì ba mẹ cũng không nên cố tình bổ sung quá liều lượng kẽm cho bé chỉ vì mong con nhanh lớn và phát triển tốt.
Theo khuyến nghị, chỉ nên bổ sung kẽm cho bé với liều lượng như sau:
- Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
- Trẻ 7-12 tháng tuổi: 3mg/ ngày
- Trẻ 1-3 tuổi: 3mg/ ngày
- Trẻ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
- Trẻ 9-13 tuổi: 8mg/ ngày
- Từ 14 tuổi trở lên: 11mg/ ngày (trai), 9mg/ ngày (gái)
2/ Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ
Việc có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên hay không cũng phụ thuộc vào dấu hiệu thiếu kẽm nhiều hay ít ở trẻ. Đối với nhiều trường hợp, bác sĩ có thể khuyên ba mẹ cho bé uống kẽm thường xuyên hơn nếu con rơi vào tình trạng thiếu kẽm trầm trọng.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu kẽm:
- Biếng ăn, chán ăn, giảm bú, giảm ăn
- Chậm tăng cân, chậm tăng trưởng chiều cao, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa
- Táo bón nhẹ, chậm tiêu, buồn nôn hoặc nôn kéo dài
- Trẻ khó ngủ về đêm và hay thức giấc nhiều lần
- Dễ bị viêm da, mụn mủ, viêm niêm mạc, và các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp
- Trẻ hay bị dị ứng, tóc dễ gãy, móng tay yếu, và có những vết thương lâu lành
- Rối loạn tiêu hóa, bệnh về đường ruột
- Trẻ quấy đêm, thường xuyên cáu gắt: Kẽm có ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh nên thiếu kẽm cũng dễ khiến con quấy khóc và ra mồ hôi trộm vào ban đêm
Bên cạnh những dấu hiệu trên, mẹ cũng có thể nhận biết tình trạng bé thiếu kẽm qua những triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh như não bộ chậm chạp, trí nhớ kém, hay quên…
3/ Nguyên nhân trẻ thiếu kẽm thường gặp
Bên cạnh thắc mắc có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên, nhiều người chắc chắn cũng tự hỏi tình trạng thiếu kẽm ở trẻ do nguyên nhân gì. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ bị thiếu kẽm chủ yếu do những yếu tố sau:
Chế độ ăn uống của trẻ mất cân bằng
Trẻ nhỏ thiếu kẽm có thể do ăn uống không đa dạng và thường xuyên thiếu chất dinh dưỡng. Nếu đồ ăn của trẻ có chứa phytate ví dụ như trong gạo nâu và đậu thì quá trình hấp thu của bé còn bị cản trở nhiều hơn.
Các bé dưới 6 tháng tuổi thường có được nguồn kẽm từ sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm này sẽ giảm dần theo thời gian. Bởi vậy, nếu chế độ ăn của bé không được tăng cường kẽm thì nguy cơ tình trạng bé gặp những bệnh lý do thiếu kẽm là rất lớn.
Do trẻ hấp thu kém
Việc thiếu hụt kẽm là điều tất yếu nếu trẻ có khả năng hấp thu kém. Thiếu kẽm cũng có thể do chế độ ăn uống quá tập trung vào thực phẩm giàu xơ trong thời gian dài. Sau đó, bé sẽ mất đi khả năng hấp thu kẽm. Cách khắc phục là ba mẹ cần cân bằng chế độ ăn với đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau.
Do kẽm bị thất thoát
Tình trạng thiếu kẽm cũng có thể do những chấn thương vì mất máu, bỏng hay phẫu thuật. Khi đó, phần lớn kẽm sẽ bị thất thoát theo huyết dịch. Ngoài ra, ở những trường hợp trẻ đang bị suy thận hay điều trị xơ gan, việc dùng thuốc kéo dài cũng khiến kẽm bị đào thải ra khỏi cơ thể.
Do trẻ mắc bệnh mãn tính
Trẻ bị thiếu kẽm cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân mắc các bệnh mãn tính như hồng cầu hình liềm, gan mãn tính hay Wilson. Những bệnh này sẽ có các biến chứng nguy hiểm như mất máu, suy gan, suy tim…
Do mắc viêm da đầu chi ruột
Đây là một loại rối loạn di truyền đặc trưng do tình trạng thiếu kẽm gây ra. Nguyên nhân là do cơ thể không thể thu được từ kẽm chế độ ăn uống hàng ngày. Biểu hiện của căn bệnh này là suy dinh dưỡng và thường bị tái phát nhiễm trùng.
4/ Những tác hại khi tự ý bổ sung kẽm cho trẻ
Nhiều các mẹ không quan tâm đến việc có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên hay không mà tự ý bổ sung kẽm cho trẻ khi nhận thấy những dấu hiệu con bị thiếu kẽm. Đúng là kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nhất là những năm đầu đời. Hơn thế nữa, kẽm cũng đặc biệt cần thiết với những trẻ chậm tăng cân, lười ăn và suy dinh dưỡng.
Các ba mẹ hiểu được điều này và luôn muốn con nhận được nhiều kẽm nhất có thể bằng cách liên tục bổ sung cho bé. Tuy nhiên việc bổ sung kẽm cho trẻ tự ý như vậy có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Trẻ bị buồn nôn, nôn và tiêu chảy
- Trẻ gặp các triệu chứng như mắc bệnh cúm gồm ho, sốt, đau đầu và mệt mỏi
- Cơ thể khó có thể hấp thu đồng vì kẽm ức chế khả năng này, theo thời gian, con sẽ thiếu đồng
- Tác dụng của một số loại kháng sinh con đang dùng có thể bị giảm nếu dùng kẽm vào cùng thời điểm
5/ Làm sao để bổ sung kẽm cho trẻ tốt nhất
Như đã đề cập ở phần có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên không, ba mẹ cần bổ sung kẽm cho bé đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách là tốt nhất. Dưới đây là một vài gợi ý về cách bổ sung kẽm cho trẻ phù hợp để giúp con nhận được những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.
Cho bú mẹ thường xuyên
Ở tháng đầu tiên, lượng kẽm có trong sữa mẹ ở khoảng 2-3mg/ lít. Trong 3 tháng tiếp theo sẽ giảm còn 0,9 mg/ lít. Theo tính toán, một ngày trung bình trẻ sẽ hấp thu được 1,4mg kẽm từ sữa mẹ. Mặc dù lượng kẽm này không nhiều nhưng đây là một trong những cách tốt nhất để phục vụ cho trẻ an toàn và đơn giản, nhất là đối với các bé 0-6 tháng tuổi. Đối với các bé lớn hơn, phụ huynh sẽ cần sử dụng thêm biện pháp khác để tăng lượng kẽm cho trẻ sao cho đáp ứng nhu cầu theo độ tuổi của con.
Đảm bảo dinh dưỡng trong chế độ ăn
Xây dựng chế độ ăn đa dạng cho trẻ tùy theo độ tuổi phát triển là rất quan trọng. Biết được có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên không và bổ sung theo liều lượng ra sao, các ba mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm nên có trong thực đơn như dưới đây để cân đối sao cho hợp lý.
- Thịt: Các bé thiếu kẽm nên được bổ sung thịt. Không chỉ giàu kẽm, thực phẩm này còn giàu chất béo và protein.
- Ngũ cốc: Có tới 52mg kẽm trong 100g ngũ cốc nên đây cũng là thực phẩm tốt để bổ sung kẽm cho bé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần hạn chế vì ngũ cốc chứa nhiều phytates
- Động vật có vỏ: Hến, tôm, hàu, sò…
- Hạt bí ngô: Vừa giúp bổ sung kẽm vừa có thể phòng bệnh ung thư
- Mầm lúa mì
- Trái cây và rau xanh: Giúp bé tăng cường vitamin C, từ đó có thể hấp thu kẽm tốt hơn
Bổ sung kẽm cho bé bằng thực phẩm chức năng
Một cách khác để bổ sung kẽm hiệu quả cho bé là dùng thuốc và thực phẩm chức năng. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng những thứ này khi trẻ có dấu hiệu chậm lớn, có kết luận thiếu kẽm. Đặc biệt, các loại thuốc này cũng chỉ nên dùng trong khoảng 2-3 tháng.
Khi bổ sung kẽm cho trẻ, các ba mẹ cần chú ý một số điều sau:
- Nên dùng kẽm và sắt cách nhau 2 tiếng vì kẽm sẽ khiến cơ thể hấp thu được ít sắt hơn
- Cho trẻ dùng thuốc có chứa kẽm sau khi ăn 30 phút
- Kẽm và canxi cũng không nên được dùng cùng lúc vì canxi có thể khiến giảm sự hấp thu của kẽm trong cơ thể
Như vậy, vấn đề có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên không đã được giải đáp qua bài viết trên. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ba mẹ hiểu biết hơn về cách bổ sung kẽm cho trẻ hợp lý và đúng cách hơn. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!