Trẻ đi phân sống uống thuốc gì? Những lưu ý khi lựa chọn thuốc

Trẻ đi phân sống là dấu hiệu cho thấy thức ăn đã không được tiêu hoá đúng cách. Vậy trẻ đi phân sống uống thuốc gì? Tình trạng này có nguy hiểm không?… Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Trẻ đi phân sống uống thuốc gì?

Trẻ đi phân sống uống thuốc gì? Những lưu ý khi lựa chọn thuốc - Ảnh 1

Một số nguyên nhân gây đi ngoài phân sống ở trẻ có thể kể tới như: rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, ngộ độc thức ăn, loạn khuẩn đường tiêu hoá (thường do sử dụng kháng sinh dài ngày), kém hấp thu, ăn dặm quá sớm, chế độ ăn không khoa học, tắc ống mật, chức năng gan kém.

Dưới đây là một số loại thuốc an toàn có thể sử dụng tại nhà khi trẻ đi ngoài phân sống:

Men tiêu hoá

Khi thấy trẻ đi ngoài phân sống, trước hết mẹ hãy xem lại thức ăn mà bé ăn trong những ngày gần đây, xem cách chế biến đã phù hợp với lứa tuổi của bé? Có dễ tiêu hoá?… Bên cạnh đó, con đã phát triển thể chất đủ để ăn dặm? Bình thường, tới 6 tháng tuổi thì đường tiêu hoá của trẻ mới tiết đủ nhiều các men tiêu hoá amylaza, ptyalin để tiêu hoá thức ăn.

Ngoài ra, một chế độ ăn thiếu cân bằng, thiếu hụt hay dư thừa một nhóm chất cũng sẽ làm đường tiêu hoá hoạt động kém ổn định và làm trẻ đi ngoài phân sống.

Lúc này, mẹ có thể bổ sung men tiêu hoá cho trẻ. Đây là các enzym tiêu hoá, có tác dụng tương tự như enzym tiêu hoá được tiết ra trong cơ thể, giúp phân cắt thức ăn thành các phần nhỏ hơn để cơ thể có thể hấp thu.

Lưu ý: Chỉ dùng men tiêu hoá trong tối đa 7-10 ngày để không ảnh hưởng đến quá trình tiết enzym tiêu hoá nội sinh trong cơ thể.

Men vi sinh

Khi trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột (do sử dụng kháng sinh dài ngày, tiêu chảy nhiễm khuẩn…), dạ dày tiêu hoá kém và làm trẻ đi ngoài phân sống thì mẹ nên bổ sung men vi sinh cho bé.

Men vi sinh không phải men tiêu hoá. Thực tế, đây là những lợi khuẩn – vi sinh vật sống có lợi cho đường tiêu hoá. Khi bổ sung sẽ giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ đường tiêu hoá khoẻ mạnh và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho trẻ lâu dài cho tới khi đường tiêu hoá của con ổn định hẳn. 

Trẻ đi phân sống uống thuốc gì? Những lưu ý khi lựa chọn thuốc - Ảnh 2

Mẹ có thể tham khảo Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem cho bé. Sản phẩm với hai chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp th… Cùng công nghệ bao phim lipid độc quyền cho HIỆU QUẢ GẤP 5 LẦN.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đi ngoài phân sống còn có thể đến từ các nguyên nhân khác. Do đó, mẹ nên đưa bé đi khám để được kiểm tra chi tiết và chỉ định các loại thuốc khác phù hợp hơn nếu cần. Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu kỹ hơn trong phần sau của bài viết.

2/ Những lưu ý khi lựa chọn thuốc cho trẻ đi phân sống

Trẻ đi phân sống uống thuốc gì? Những lưu ý khi lựa chọn thuốc - Ảnh 3

Khi thắc mắc trẻ đi phân sống uống thuốc gì, ba mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc để cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh… khi không có chỉ định từ bác sĩ. Khi thức ăn bị giữ lại có thể làm tăng nguy cơ tắc ruột. Hay lạm dụng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh và hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. 

Thay vào đó, trước hết mẹ nên chú ý hơn trong thực đơn hàng ngày và có thể bổ sung thêm men vi sinh hay men tiêu hoá cho trẻ:

  • Đa dạng thực phẩm, cân bằng các nhóm chất
  • Sử dụng dầu mỡ với lượng vừa phải
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhanh khó tiêu hoá
  • Cho trẻ uống đủ nước
  • Hướng dẫn bé ăn chậm, nhai kỹ

3/ Đi ngoài phân sống ở trẻ em có nguy hiểm không?

Phần lớn trẻ đi ngoài phân sống không có gì đáng lo ngại. Nếu trẻ đi ngoài phân sống thoáng qua, chỉ gặp trong 1, 2 lần đi vệ sinh và không kèm theo bất thường sức khoẻ nào khác thì điều này có thể liên quan tới:

Trẻ đi phân sống uống thuốc gì? Những lưu ý khi lựa chọn thuốc - Ảnh 4

  • Trẻ ăn thực phẩm có lượng chất xơ không hoà tan cao, có vỏ mà dạ dày khó tiêu hoá hoàn toàn (VD: ngô, đậu, cà rốt, nho khô, quả hạch, vỏ rau…)
  • Trẻ ăn quá nhanh, thức ăn không được nhai kỹ nên khi đi qua đường tiêu hoá khó được phân huỷ hoàn toàn

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ đi phân sống cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Bệnh Crohn: là một loại viêm ruột, với các triệu chứng như tiêu chảy nặng, buồn nôn, đau bụng, giảm cân, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu, sốt, có thể xuất hiện thức ăn khó tiêu trong phân
  • Bệnh Celiac: là một chứng rối loạn tự miễn khiến cơ thể không tiêu hoá được gluten (một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác). Gây các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón; phân lỏng, nhầy, hôi và có thể xuất hiện thức ăn khó tiêu trong phân
  • Suy tuỵ: làm thiếu enzym tuyến tuỵ, khiến khức ăn khó phân huỷ. Không chỉ khiến trẻ đi ngoài phân sống, duy tuỵ còn để lại các triệu chứng như đầy hơi, giảm cân, phân béo. thiếu hụt dinh dưỡng…
  • Không dung nạp lactose: khiến người bệnh không phân huỷ được protein trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Các triệu chứng có thể thấy như đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, thức ăn không tiêu trong phân
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): lúc tiêu chảy lúc táo bón, đầy hơi, cảm giác đi không hết phân…

Do đó, nếu liên tục nhìn thấy thức ăn chưa được tiêu hoá hết trong phân của trẻ hoặc một trong các dấu hiệu dưới đây, mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Có máu trong phân
  • Thay đổi thói quen đi ngoài, lúc táo bón lúc tiêu chảy
  • Tiêu chảy mãn tính
  • Đau bụng dai dẳng 
  • Đầy hơi thường xuyên
  • Dấu hiệu mất nước: môi khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, lờ đờ, mệt mỏi…

Như vậy, trong phần lớn trường hợp thì tình trạng đi phân sống không phải tình trạng đáng lo ngại. Nó thường là kết quả của việc ăn quá nhanh hoặc ăn thực phẩm có lượng chất xơ cao. 

Trẻ đi phân sống uống thuốc gì thì mẹ có thể bổ sung men vi sinh hay men tiêu hoá để hỗ trợ tại nhà cho bé. Nếu xuất phát từ bệnh lý thì tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc phù hợp, thay đổi chế độ ăn uống hoặc phẫu thuật khi cần thiết.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/321755

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline