Thông thường khi trẻ thở bằng miệng khi ngủ nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách xử lý tình trạng này tốt nhất thông qua bài viết sau đây!
1/ Nguyên nhân trẻ thở bằng miệng khi ngủ
Trẻ thở bằng miệng khi ngủ là hiện tượng xảy ra khi đường mũi bị tắc nghẽn khiến quá trình thở bằng mũi bị ảnh hưởng và cản trở. Lúc này, trẻ sẽ chuyển sang cơ chế thở bằng miệng để đưa được oxy vào cơ thể để phục vụ cho quá trình hô hấp.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thở bằng miệng có thể kể đến như sau:
Do cảm cúm
Cảm cúm rất dễ xảy ra khi cơ thể của trẻ bị tấn công bởi virus. Mặc dù có thể gây cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, ốm sốt, chán ăn, ngạt mũi, ho tuy nhiên đây không phải là bệnh lý, sẽ nhanh chóng chấm dứt sau khoảng 5 đến 7 ngày nên mẹ không cần quá lo lắng.
Do viêm mũi dị ứng
Rất nhiều trẻ có cơ địa nhạy cảm nên khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn … sẽ gây ra phản ứng hắt hơi, từ đó dẫn đến dịch nhầy tiết ra nhiều gây ra nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, đặc biệt là khi trẻ ngủ.
Do viêm amidan
Khi trẻ bị viêm amidan, việc thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn khiến không thể thở bằng mũi mà buộc con phải há miệng để thở trong giấc ngủ.
Do cấu trúc mũi bất thường
Một nguyên nhân khiến trẻ thở bằng miệng khi ngủ nữa phải kể đến đó là do cấu trúc mũi của trẻ không bình thường khiến việc thở bằng mũi gặp trở ngại nhất định. Các tình trạng có thể kể đến như: có vách ngăn mũi, polyp mũi, có lớp màng hoặc xương bịt mũi khiến không khí không thể đi vào mũi dễ dàng được. Tình trạng này cần được thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân sớm để đưa ra phương pháp điều trị cụ thể bởi nếu để lâu, trẻ càng lớn lên thì sức khỏe của trẻ đã bị ảnh hưởng không nhỏ nếu chỉ thở bằng miệng.
Do có dị vật trong mũi
Một số trẻ trong quá trình vui chơi, sinh hoạt hàng ngày có thể dẫn đến dị vật được đưa vào trong mũi mà không thể lấy ra luôn được. Trẻ vẫn có thể thở bằng bên mũi còn lại hoặc miệng tuy nhiên khi ngủ thì tình trạng này sẽ diễn ra nhiều hơn. Đi kèm với đó có thể là tình trạng đau mũi, sưng mũi khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
Do trẻ gặp tai nạn
Trẻ bị ngã có thể gây ra chấn thương tại mũi khiến việc thở bị cản trở, trẻ không thở bằng mũi bình thường được mà phải sử dụng miệng.
Do căng thẳng
Một số trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress sẽ dẫn đến hệ thần kinh bị kích thích khiến trẻ bồn chồn, lo lắng khi ngủ làm nồng độ hormone thay đổi, các mạch máu giãn ra gây chèn ép cho mũi, tắc mũi, khó thở.
Căng thẳng cũng sẽ khiến trẻ thở bằng miệng lúc ngủ do hệ thần kinh bị kích thích
2/ Khi bé thở bằng miệng khi ngủ có ảnh hưởng sức khỏe?
Thực tế thì trẻ thở bằng miệng khi ngủ nếu trong khoảng thời gian ngắn, nhanh chóng chấm dứt sau 1 đến 2 hôm thì mẹ không cần quá lo lắng. Có thể là trẻ bị đang bị viêm mũi dị ứng hoặc cảm nhẹ khiến việc thở bằng mũi gặp một số khó khăn nhất định.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể:
– Khi trẻ thở bằng miệng đồng nghĩa với chức năng bộ phận cơ thể đã bị thay đổi khiến chúng không làm đúng chức năng nên dẫn đến những tình trạng như khô miệng, hôi miệng khi vi khuẩn sẽ tấn công vào vòm họng của trẻ khi trẻ hô hấp.
– Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng: viêm nha chu, sâu răng, men răng yếu, hôi miệng…
– Nồng độ oxy được đưa vào cơ thể thấp dẫn đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp phổ biến.
– Thở bằng miệng gây suy giảm chức năng của phổi làm gia tăng bệnh hen suyễn, viêm phổi nguy hiểm.
– Trẻ thở bằng miệng khi ngủ trong thời gian dài sẽ làm biến đổi về hàm, sai lệch khớp cắn, răng mọc lệch và chen chúc.
– Gây ra biến dạng môi khiến môi của trẻ không thể khép lại bình thường được.
– Cản trở quá trình phát âm, khó khăn khi nhai và nuốt khi lưỡi bị hạ quá thấp. Điều này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất khó để giúp trẻ phát âm chuẩn xác sau này.
Trẻ thở bằng miệng lúc ngủ trong thời gian dài sẽ cảnh bảo các bệnh lý nguy hiểm
3/ Những cách xử lý khi bé ngủ thở bằng miệng
Nếu mẹ thấy trẻ thở bằng miệng khi ngủ, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để xử lý tình trạng này cho con:
Thay đổi tư thế ngủ cho trẻ
Đây là cách phổ biến và đơn giản nhằm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi ngạt mũi trong lúc ngủ. Mẹ có thể cho trẻ nằm nghiêng sang một bên ngược lại với bên mà trẻ đang tắc mũi. Chú ý không cho trẻ nằm ngửa bởi có thể khiến dịch nhầy di chuyển ngược vào vòm họng và khiến nguy cơ trẻ thở bằng miệng gia tăng lớn hơn.
Mẹ cố gắng vỗ về và đặt trẻ nằm nghiêng hẳn sang một bên, đảm bảo môi trẻ khép hoàn toàn. Điều này giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn, ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp vô cùng hiệu quả.
Vệ sinh mũi cho trẻ
Một cách để hỗ trợ điều trị trẻ thở bằng miệng khi ngủ đó chính là vệ sinh mũi cho trẻ. Quá trình này sẽ có tác dụng nhằm loại bỏ chất nhầy, vi khuẩn tồn đọng ở trong khoang mũi khiến trẻ giảm thiểu được tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, khó thở.
Mẹ có thể sử dụng Nebial 3% KIT là sản phẩm 2 trong 1 với 20 ống nước muối ưu trương Nebial 3% và 1 thiết bị xịt xông mũi chuyên dụng Spray-sol nhằm làm loãng dịch nhầy, thẩm thấu sâu vào tận các ngóc ngách của khoang mũi một cách nhẹ nhàng để loại bỏ các nguyên nhân khiến trẻ sổ mũi hiệu quả. Sản phẩm được rất nhiều gia đình tin tưởng và sử dụng do được cấp bằng sáng chế tại Châu Âu vô cùng an toàn cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nebial 3% KIT giúp ngăn ngừa bệnh lý đường hô hấp trên nhằm giúp trẻ dễ chịu, thoải mái đi vào giấc ngủ
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Với những trường hợp như trẻ thở bằng miệng kéo dài, có dị vật hoặc cấu trúc mũi của trẻ bất thường, cách tốt nhất đó là mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị an toàn, phù hợp và nhanh chóng nhất, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Mong rằng bài viết trẻ thở bằng miệng khi ngủ đã giải đáp mọi thắc mắc của các mẹ xung quanh vấn đề bảo vệ đường thở cho con tốt nhất. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, các mẹ có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Tham khảo thêm bài viết: Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó nên xử lý như thế nào?