Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó là điều dường như trái ngược với suy nghĩ của nhiều người. Theo một số thông tin, khi bị nghẹt mũi, có thể nằm ở tư thế nghiêng về bên mũi bị nghẹt và rồi sẽ cảm thấy thở dễ dàng hơn. Thế nhưng, việc nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó lại là tình trạng cũng xảy ra khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào?
1/ Tình trạng bé nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó
Bé nằm nghiêng bên nào bị nghẹt mũi bên đó không phải là hiện tượng hiếm gặp. Song nhiều ba mẹ khá lo lắng vì không rõ liệu con có gặp phải rủi ro nào đáng nghiêm trọng không. Nghẹt mũi là khi mạch máu và mô bên bị phù lên bên trong mũi. Vào lúc này, từng bên cánh mũi sẽ bị tác động bởi hệ thần kinh.
Theo các chuyên gia phân tích, ở một thời điểm nhất định, khi hít vào và thở ra, một bên mũi sẽ nghẹt nhiều hơn so với bên mũi còn lại. Thậm chí, tắc mũi một bên có thể kéo dài tới 3-6 giờ rồi mới bắt đầu dịch chuyển sang bên mũi kia. Trong quá trình này, nếu bé nằm ngủ sẽ thường gặp phải hiện tượng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó.
Ngoài ra, ở một số trường hợp, bé còn gặp phải các triệu chứng khác như khó chịu, mất ngủ, ho và quấy khóc liên tục…
Thông thường, tình trạng nghẹt mũi 1 bên là rất phổ biến khiến hai bên mũi thay phiên nhau thở. Lý giải cho rằng chính việc máu bị tắc nghẽn tăng lên sẽ gây nên tình trạng nằm nghiêng bên nào thì nghẹt mũi bên đó.
2/ Tư thế nằm ngủ có gây ngạt mũi không?
Theo các phân tích, tư thế nằm ngủ hoàn toàn có thể gây nên tình trạng ngạt mũi, ngay cả khi không bị nghẹt mũi từ trước đó. Trong các tư thế ngủ, việc nằm nghiêng có thể khiến dịch nhầy ứ đọng ở xoang, gây nên 1 hoặc cả hai bên đều bị tắc mũi và tình trạng khó thở sẽ dễ dàng xảy ra.
Ngoài ra, khi bị ngạt mũi, việc nằm ở tư thế đầu thấp hơn thân cũng sẽ khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng và tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó càng dễ xảy ra hơn. Đó cũng là lý do vì sao mà các mẹ được khuyên là nên kê đầu con nằm gối cao hơn để giữa đầu và cổ là một góc 15 độ, qua đó giúp con ngủ và thở một cách dễ chịu hơn.
Đặc biệt, cũng nên cho bé nằm ngửa là tốt nhất để tránh trường hợp nhầy ứ đọng ở xoang mũi và gây nghẹt mũi nặng hơn.
3/ Cách xử lý nằm nghiêng bên nào thì nghẹt mũi bên đó cho bé
Tình trạng nằm bên nào nghẹt mũi bên đó ở bé có thể được khắc phục bằng một số mẹo chăm sóc phù hợp. Vì còn nhỏ nên bé sẽ có cảm giác khó chịu hơn chúng ta rất nhiều nếu bị nghẹt mũi ban đêm và mất ngủ. Con có thể sẽ còn quấy khóc và không thể ngủ được, điều này dẫn đến những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất cao.
Ba mẹ có thể tham khảo thực hiện một số mẹo xử lý như sau:
- Cho bé nằm ngửa thay vì nằm nghiêng. Tư thế nằm nghiêng sẽ dễ gây nên tình trạng tắc mũi cả hai bên.
- Để tránh nguy cơ tắc mũi, ngạt mũi do không khí khô, có thể sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ cho bé.
- Tắm nước ấm cho con cũng là cách xử lý nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó rất hay. Nước nóng bốc hơi có thể đem lại hiệu quả cao trong khả năng thông mũi.
- Hạn chế cho bé nằm điều hòa quá lâu hoặc để quạt thốc thẳng vào mặt bé cũng không tốt.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường từ chăn, ga, màn, gối để đảm bảo bụi bẩn và vi khuẩn không thể xâm nhập và khiến bé bị ngạt mũi.
- Bổ sung nước đầy đủ và tránh cho bé ăn các loại thực phẩm nhiều bột và đường vì chúng có thể khiến tình trạng nghẹt mũi thêm trầm trọng hơn.
Mẹ có thể tham khảo sử dụng Isonebial cho con
Đây là loại dung dịch nhỏ mũi kết hợp Ectoin và dung dịch muối đẳng trương không chỉ đem đến hiệu quả vệ sinh mũi mà còn giúp giảm khô mũi hiệu quả. Isonebial Flaconcini còn giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp – vốn là bệnh lý rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sản phẩm không có phản ứng phụ và được chứng minh an toàn để sử dụng nhiều lần. Ba mẹ có thể yên tâm và sử dụng cho bé để phòng tránh, hỗ trợ giảm chứng nghẹt mũi ở trẻ.
Tuy nhiên, khi đã sử dụng hết các biện pháp trên mà trẻ vẫn không có dấu hiệu nghẹt mũi thuyên giảm, ba mẹ cần lưu ý đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị chấm dứt ngay, Tình trạng kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé, mà còn khiến con gặp phải những biến chứng nguy hiểm hơn liên quan đến xoang mũi.
Có thể thấy nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó là điều rất dễ xảy ra, và nguy cơ này còn cao hơn nếu là trẻ nhỏ vì con chưa hoàn toàn phát triển. Việc chăm sóc bé kỹ lưỡng và thường xuyên theo dõi sức khỏe là rất quan trọng vào những lúc như vậy. Qua những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp ba mẹ hiểu được tình trạng nghẹt mũi khi nằm nghiêng và cẩn trọng hơn khi chăm sóc bé.