Chế độ ăn uống chưa hợp lý là nguyên nhân hàng đầu gây ra táo bón ở trẻ nhỏ. Vậy có những thực phẩm gây táo bón cho trẻ nào mà cha mẹ cần tránh? Hãy cùng Buona kiểm tra trong bài viết dưới đây.
Những thực phẩm gây táo bón cho trẻ cần hạn chế
Cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tránh các nhóm thực phẩm gây táo bón cho bé. Bởi những loại đồ ăn không tốt là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến tình trạng tiêu hóa và táo bón của con ngày càng trở nặng hơn. Dưới đây là một số loại đồ ăn mà trẻ bị táo bón cần phải kiêng:
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh chính là một trong những thực phẩm gây táo bón cho trẻ. Vì tính tiện lợi và ngon miệng mà thức ăn nhanh chính là sở thích của nhiều bé. Tuy vậy, việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này không tốt cho tình trạng táo của bé.
Nguyên nhân là vì thức ăn nhanh thường ít dinh dưỡng, thường ít hoặc không chứa chất xơ, lại nhiều đường và dầu mỡ khó tiêu hóa nên làm tăng gánh nặng đường ruột và làm táo bón nặng thêm. Đặc biệt, socola sẽ làm chậm nhu động ruột, phân tích tụ lâu hơn trong đại tràng nên càng bị hút nước và khô cứng hơn. Các đồ uống có gas làm tăng thêm lượng khí trong đường ruột, khiến trẻ dễ đầy hơi, chướng bụng.
Ngũ cốc đã qua chế biến
Ngũ cốc đã qua chế biến, điển hình là các loại thực phẩm được làm từ bột mì như: bánh mì, bánh donut, bánh ngọt, sandwiches… sẽ mất đi một lượng lớn chất xơ nên dễ gây nên tình trạng táo bón cho bé. Trong khi chất xơ rất cần thiết để giữ nhu động ruột của trẻ hoạt động nhẹ nhàng, không quá nhanh cũng không quá chậm, phân không bị thải trừ quá nhanh và gây ra tiêu chảy, hoặc ứ đọng lâu và gây nên táo bón.
Chính vì thế, để giúp con giảm nhẹ táo bón và có thể ngăn ngừa chúng tái phát thì bạn hãy hạn chế nhóm thực phẩm này và ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên cám.
Thịt đỏ
Thịt đỏ như thịt bò, thịt dê… có chứa nhiêu chất đạm, chất béo nên cần tiêu hóa lâu hơn. Nếu trẻ tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm này thi sẽ khiến phân ở đại trang lâu hơn, phân khô, gây khó khăn cho việc đào thải ra ngoài. Do đó khi bé táo bón, bạn nên thay thế bằng thịt trắng như thịt gà để con tiêu hóa dễ hơn.
Rau quả có vị chát
Các chất pectin và tanin tạo nên vị chát trong các loại rau quả như chuối xanh, ổi, hồng xiêm xanh… có tính hút nước từ phân nên khiến phân khô cứng hơn. Bên cạnh đó, chuối xanh còn một trong những thực phẩm gây táo bón cho trẻ do có chứa tinh bột khiến con khó tiêu hóa. Do đó, đây cũng là các thực phẩm gây táo bón cho bé mà bạn nên tránh.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Các loại thực phẩm từ sữa cũng có thể gây táo bón ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường đến từ thành phần canxi, sắt… trong các nhóm thực phẩm làm từ sữa khó tiêu hóa, không được hấp thu tốt. Thành phần đường lactose trong sữa có thẻ làm tăng lượng khí đường ruột và gây đầy hơi, chướng bụng.
Ngoài ra, nếu trẻ nhạy cảm với protein trong sữa bò thì cũng dễ bị táo khi uống sữa. Tinh trạng này thường gặp ở các bé dưới 3 tuổi.
Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị táo bón cho bé?
Để ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả thì bên cạnh việc tránh những thực phẩm gây táo bón cho trẻ, bạn cũng cần lưu ý:
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn: Khi đủ nước thì phân sẽ di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Trẻ em thường mải chơi và chưa biết nói lên nhu cầu khi khát, do đó bạn hãy nhắc nhở trẻ uống nước mỗi ngày để hình thành thói quen.
- Bổ sung chất xơ: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, tạo khối cho phân. Mặt khác, chất xơ còn là dinh dưỡng cho lợi khuẩn, hỗ trợ bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Cho trẻ ăn đủ bữa: thức ăn là yếu tố kích thích ruột co bóp, vì vậy các bữa ăn thường xuyên sẽ giúp đường tiêu hóa của trẻ hoạt động đều đặn và hình thành thói quen đi ngoài thường xuyên hơn. Với bữa sáng, bạn có thể lên lịch sớm hơn một chút để bé có thời gian thoải mái đi vệ sinh trước giờ đi học.
- Cùng trẻ tập thể dục mỗi ngày: không chỉ giúp bé khỏe khoắn, dẻo dai mà tập thể dục cũng giúp các cơ đường ruột co bóp tốt hơn. Tùy từng lứa tuổi mà bạn nên chọn bài tập phù hợp cho bé.
- Tập cho trẻ thói quen đi ngoài hàng ngày: trẻ không nhất thiết phải đi vệ sinh, nhưng bạn hãy để trẻ ngồi bô ít nhất 10 phút vào khung giờ cố định trong ngày (lý tưởng nhất là sau bữa ăn tối). Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen và tránh việc vì mải chơi mà nhịn đi ngoài.
Táo bón dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh khi chuyển từ giai đoạn bú sữa mẹ sang sữa công thức, hoặc giai đoạn ăn dặm, chuyển từ thức ăn lỏng sang đặc. Khi trẻ mới táo bón sẽ là khoảng thời gian vàng để bạn thiết lập lại chế độ ăn uống cho bé, chứng táo bón sẽ được đẩy lùi tốt. Nhưng nếu trẻ đã táo bón kéo dài trên 2 tuần, phân quá to hoặc khô cứng, con đi ngoài khó khăn, sợ đi ngoài thì bé cần sử dụng thêm thuốc nhuận tràng để có được hiệu quả nhanh nhất. Lúc này, nếu chỉ thay đổi chế độ ăn uống thường không hoặc kém hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo bột nhuận tràng PEGinpol cho trẻ. Sản phẩm có thành phần là macrogol 3350 – hoạt chất được ưu tiên chỉ định đầu tiên trong điều trị táo bón ở trẻ nhỏ nhờ tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
- Bé đi ngoài phân mềm, dễ dàng chỉ sau 3-6 ngày.
- Vị cam ngọt nhẹ dễ uống.
- An toàn và không giảm tác dụng khi sử dụng lâu dài. Không hấp thu vào cơ thể và được thải trừ hoàn toàn ra ngoài nên không ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của bé.
PEGinpol được sản xuất 100% tại Ý và nhập khẩu về Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế và hiện được phân phối tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi TW, BV Đa khoa Xanh Pôn, BV E…
Trên đây là những thực phẩm gây táo bón cho trẻ mà bạn cần tránh. Hãy hạn chế và thay thế chúng bằng các thực phẩm lành mạnh, phù hợp hơn để đường tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn nhé.
Tham khảo thêm:
– Trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được do nguyên nhân nào?
– Chế độ ăn cho người táo bón nặng đảm bảo giúp đi tiêu dễ dàng
– Nên cho bé ăn gì để sạch lưỡi? Các mẹo đơn giản ngay tại nhà
– Bé mấy tháng ăn được thịt vịt? Cách chế biến thịt vịt cho bé
– Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì là tốt nhất