Tình trạng trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được không phải lúc nào cũng là táo bón. Dưới đây là các nguyên nhân cũng như hướng xử trí trong trường hợp này. Tìm hiểu ngay để khắc phục cho con sớm nhất.
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được
Tình trạng trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được sẽ khiến bé bị đau bụng, đau rát hậu môn, lâu ngày có thể khiến con bị trĩ. Cha mẹ cần tìm hiểu những nguyên nhân để khắc phục cho con. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé rặn nhưng không đi ngoài, bao gồm:
- Đường tiêu hóa của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện, trẻ chưa biết cách phối hợp giữa co thắt cơ bụng để đẩy phân và dãn cơ thắt hậu môn để đi ngoài nên nhiều khi bé rặn nhưng chưa đi ngoài ngay được.
- Sinh non: ở trẻ sinh non thì đường tiêu hóa sẽ phát triển chậm hơn, thức ăn di chuyển chậm qua đường tiêu hóa và khiến phân bị khô, táo bón.
- Trẻ khó đi ngoài do đang trong giai đoạn giãn ruột sinh lý.
- Táo bón: Khi trẻ sơ sinh cố gắng rặn nhưng không đi ngoài được thì bạn cũng nên để ý xem bé có dấu hiệu của táo bón hay không như phân cứng, nhỏ, khô, có màu sẫm, bỏ bú, khóc lóc khó chịu, căng thẳng khi đi ngoài…
- Do chế độ ăn của mẹ: nếu bé bú mẹ thì dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng mật thiết tới việc đi ngoài của bé. Như khi mẹ ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, thức ăn khó tiêu khác thì trẻ cũng dễ bị táo bón hơn.
- Do sữa công thức: nếu bé không hợp với sữa hoặc sữa được pha chưa đúng thì có thể gây táo bón cho bé.
- Do bệnh lý: một số ít trường hợp bé rặn nhưng không ị được có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như phình đại tràng, suy giáp, trĩ, polyp hậu môn… Nên nếu bé có các bất thường trong việc đi ngoài và dấu hiệu sức khỏe nghiêm trọng khác như không lên cân, bỏ bú, đi ngoài phân đen… thì bạn cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân rõ ràng.
2/ Khi bé rặn nhưng không đi ngoài được cần làm gì?
Trẻ sơ sinh chậm đi ngoài nhiều khi là bình thường, thường xuất phát từ nguồn dinh dưỡng (VD: bé bú mẹ hoàn toàn có thể hấp thu hết dinh dưỡng trong sữa mẹ nên chưa cần đi ngoài ngay) hoặc thay đổi chế độ ăn (VD: đổi sữa, ăn dặm). Nếu trẻ vẫn phát triển tốt, ăn ngủ bình thường thì bạn không cần lo lắng quá. Thay vào đó, mình chỉ cần thay đổi chế độ ăn từ từ và phối hợp với massage bụng, cho trẻ tập các bài vận động nhẹ nhàng.
Khi trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được thì trước hết bạn cũng nên massage bụng, cho bé tắm nước ấm để kích thích nhu động ruột, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Hạn chế việc bơm thụt ngay vì nhiều khi không phải do con táo bón, hơn nữa thụt tháo nhiều có thể làm bé bị phụ thuộc, lâu dần mất phản xạ đi ngoài.
Bạn cũng cần chú hơn tới chế độ dinh dưỡng của bé, là dinh dưỡng bé hấp thu từ sữa mẹ hay sữa công thức.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bổ sung men vi sinh Simbiosistem Bustine cho bé. Đây là giải pháp 2 trong 1 kết hợp:
- 10 tỷ chủng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209).
- Chất xơ INULIN được làm giàu oligofructos đã được cấp bằng sáng chế. Các nghiên cứu cho thấy INULIN giúp làm mềm phân, tăng tần suất đi ngoài và hiệu quả ngay với cả trường hợp táo bón mãn tính.
Simbiosistem Bustine hỗ trợ tốt trong trường hợp loạn khuẩn đường ruột, táo bón, tiêu chảy, kém hấp thu… ở trẻ. Sản phẩm được sản xuất 100% tại Italy và nhập khẩu về Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
Trên đây là nguyên nhân cũng như hướng xử trí khi trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được. Nếu còn thắc mắc nào, bạn có thể để lại câu hỏi cho Buona trong phần bình luận nhé!
Tham khảo thêm:
– Các loại trái cây trị táo bón cho trẻ tốt nhất với hệ tiêu
– 5 loại nước ép trị táo bón cho bé giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn
– Những thực phẩm gây táo bón cho trẻ và không tốt cho hệ tiêu hóa
– Trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài nguyên nhân do đâu? Cần phải làm gì
– Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón là gì? Những cách phòng tránh
– Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả nhất
Be 2 tháng tuổi đi ngoài phải rặn,nhưng bé kg ị được
Chào bạn Thái Thị Luông,
Để hỗ trợ mình một cách tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ tới Zalo “0974402860”/ Fanpage “Buona – Nuôi con như Ý” (Hoặc click vào biểu tượng Zalo, Facebook bên dưới) nhé!
Chúc bé và gia đình bạn Thái Thị Luông sức khỏe!