Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không? Cách vệ sinh đúng cho bé

Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không là băn khoăn của nhiều ba mẹ. Vì theo quan niệm dân gian, việc tắm khi bị tay chân miệng là điều không tốt như có thể để lại sẹo và ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này. Vậy sự thật điều này có đúng không?

1/ Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không?

Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không

Theo các bác sĩ khi trẻ bị tay chân miệng việc tắm rửa và vệ sinh cơ thể là hoàn toàn cần thiết. Thực tế, việc kiêng cữ gió, tránh ánh sáng và không tắm cho trẻ khi bị tay chân miệng là các quan niệm sai lầm và không có bằng chứng khoa học cho thấy chúng có thể gây hại hay khiến bé lâu khỏi bệnh hơ. Thậm chí, việc ủ trẻ quá kín, không tắm rửa vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và để lại sẹo. Các nốt ban cần được thoáng khí và giữ vệ sinh sạch sẽ để mau lành và phục hồi hơn.

2/ Cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng an toàn

Trẻ bị tay chân miệng có được tắm không thì điều này hoàn toàn có thể và cần thiết. Lúc này mẹ sẽ cần tắm cho bé với nước ấm, lau rửa cơ thể nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hoặc trầy xước da. Sau đó thay quần áp mới sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ sau khi tắm xong.

Bé bị chân tay miệng tắm lá gì thì mẹ nên chú ý không đắp các loại lá cây hay dùng chanh, muối theo dân gian truyền miệng… để tránh nguy cơ nhiễm trùng da (bội nhiễm) rất nguy hiểm.

3/ Lưu ý chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng

trẻ bị chân tay miệng có được tắm không

Khi trẻ bị tay chân miệng, mẹ cần lưu ý:

  • Cắt ngắn móng tay hoặc dùng bao tay (trẻ sơ sinh) để hạn chế tối đa tổn thương nếu không may trẻ gãi ngứa
  • Ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách:
    • Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ còn lại trong gia đình, kiêng đưa trẻ đến nơi đông người
    • Quần áo hay các đồ chơi, đồ dùng cá nhân của trẻ cần được giặt riêng
    • Người lớn chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang cho cả bản thân và bé khi tiếp xúc gần, rửa tay sạch sẽ với xà phòng sau khi chăm sóc
    • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa
    • Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, phân và các chất thải của trẻ cần được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh
  • Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé, vì lúc bị tay chân miệng trẻ thường ngại đánh răng, chảy nước miếng nhiều nhưng không dám nuốt nên dễ bị viêm nướu, nhiễm trùng hơn, miệng đau cũng có thể làm bé thêm biếng ăn
  • Chế biến thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, nấu chín
  • Tránh thực phẩm cay, mặn, nóng
  • Không sử dụng thìa, dĩa sắc nhọn để tránh làm tổn thương các vết loét trong miệng bé
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng, mềm, thấm hút mồ hôi tốt
  • Cho trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay nếu bé có biểu hiện sốt, đau miệng, bỏ ăn, nổi ban tay chân
  • Cho trẻ uống đủ nước

Như vậy, trẻ bị chân tay miệng có được tắm không thì mẹ hãy tắm rửa cho bé như bình thường nhưng chú ý nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các vết bóng nước. Đặc biệt, hãy chú ý chăm sóc trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời khi cần thiết để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm ba mẹ nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline