Ảnh hưởng của Sâu Răng Sữa lúc nhỏ đến sự phát triển của Răng Vĩnh Viễn khi trưởng thành

Bạn có biết? Sau này răng sữa sẽ mất đi nhưng chúng có “ảnh hưởng” không nhỏ đến hàm răng vĩnh viễn thay thế sau này. Chắc chắn khi đọc hết bài viết, bạn sẽ không còn “chủ quan” khi con trẻ bị sâu răng sữa!

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Dưới đây là 2 vấn đề mà bạn cần lưu tâm:

1. Sâu răng sữa “kéo theo” sâu răng vĩnh viễn – điều phổ biến ở trẻ bị sâu răng sữa

Răng sữa rồi sẽ mất đi. Nên nếu chúng có bị sâu, bị xấu thì cũng sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sâu răng sữa thì sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này, điển hình nhất là “sâu răng”.

Trẻ sâu răng sữa có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này

Trẻ sâu răng sữa có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này

Nhiều bậc cha mẹ còn quan niệm trẻ 3,4 tuổi bị sâu răng hàm thì sẽ không có vấn đề gì bởi ở giai đoạn này còn là răng sữa. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Bạn có biết? Chiếc răng trưởng thành đầu tiên thường mọc khi trẻ lên 6 tuổi ở vị trí răng hàm, nằm sát những chiếc răng sữa. Trong 6 – 8 năm tiếp theo, răng sữa và răng trưởng thành cùng tồn tại. Vì vậy, nếu  một chiếc răng sữa bị sâu, vi khuẩn gây sâu răng từ chiếc răng sữa ấy có thể lan sang chiêc răng vĩnh viễn bên cạnh để gây sâu răng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đồng thời, khi răng sữa bị mục nát, vi khuẩn tiến sâu hơn qua ống chân răng xuống xương bên dưới và tạo môi trường axit ngay xung quanh răng vĩnh viễn vẫn đang phát triển.

Ngoài ra, khi bé bị sâu răng thì lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng là rất lớn. Ngay khi chiếc răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, những vi khuẩn này sẽ tiếp tục xâm chiếm và làm tổn thương chúng. Nếu không được chăm sóc đúng, trẻ sẽ tiếp tục gặp phải các vấn đề sâu răng, đau, áp xe răng,… cho dù răng mới đã được mọc lên hoàn toàn.

Tuy vậy, sâu răng ở trẻ em không phải lúc nào cũng dẫn đến sâu răng vĩnh viễn nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Tham khảo: 5 cách phòng chống & khắc phục chứng sâu răng ở trẻ nhỏ

2. “Mất thẩm mỹ” răng vĩnh viễn sau này.

Răng mọc lệch, mất thẩm mỹ vì sâu răng sữa

Răng mọc lệch, mất thẩm mỹ vì sâu răng sữa

Răng sữa thiết lập khung cơ bản cho răng trưởng thành. Tuy nhiên, nếu răng bé bị mất sớm do sâu răng, chiếc răng vĩnh viễn bên cạnh có thể dịch chuyển, lệch khỏi trục và di chuyển vào khoảng trống. Từ đó dẫn đến răng mọc chen chúc gây mất thẩm mỹ.

Nếu trẻ bị sâu răng hàm, vi khuẩn sẽ tấn công và hủy hoại răng vào cả sâu bên trong. Răng cần được nhổ để không còn gây đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên, việc nhổ răng hàm sữa sớm khi chưa đến tuổi sẽ khiến lợi bị khô lại, răng vĩnh viễn khó mọc lên được, răng mọc lệch, không thể mọc hoặc gây tiêu xương hàm,…

Làm sao để bé bị sâu răng sữa không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này?

Để sâu răng hình thành cần 4 yếu tố: răng, vi khuẩn, carbohydrat và thời gian. Vi khuẩn sẽ chuyển hóa carbohydrat và tạo ra acid như một sản phẩm phụ. Chính những acid này hòa tan chất khoáng ở men răng. Dần dần theo thời gian, răng bị bào mòn nhanh chóng và dấn đến các lỗ sâu.

Vì lớp men răng ở trẻ mỏng hơn người lớn, bé lại có sở thích ăn đồ ngọt – chứa rất nhiều carbohydrat nên đó cũng là lý do vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng.

Chính vì thế, để sâu răng sữa ở trẻ không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này, bạn cần
+ Hạn chế cho trẻ ăn, uống thực phẩm nhiều đường vào buổi tối
+ Không cho trẻ ăn, ngậm đồ uống trong miệng vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tiếp xúc với carbohydrat trong thức ăn.
+ Cho trẻ đánh răng với kem đánh răng có chứa Fluor ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Trong trường hợp trẻ khó hợp tác, bạn nên bổ sung Fluor dạng nhỏ giọt tác dụng trực tiếp để chăm sóc men răng, bảo vệ men răng cho trẻ.
+ Nếu như trẻ bị sâu răng sữa nặng, cần đứa bé đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ tiến hành kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp như nhổ bỏ phần răng sâu hay hàn trám vết sâu,…

Fluor là khoáng chất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, giúp thúc đẩy quá trình tái khoáng, phục hồi men răng đồng thời ức chế quá trinh chuyển hóa carbohydrat của vi khuẩn. Chúng ta thường lo ngại sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor cho trẻ. Tuy nhiên, theo Khuyến cáo mới từ Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA, Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ và CDC: cần cho trẻ đánh răng với kem đánh răng có chứa Fluor ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện.

Nếu như trẻ ít sử dụng trực tiếp nước sinh hoạt (có chứa Fluor) kết hợp với việc trẻ quá khó khăn trong việc sử dụng kem đánh răng, hoặc trẻ thường nuốt kem đánh răng với lượng lớn làm bạn lo ngại. Để sâu răng sữa không làm ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn sau này, bạn nên bổ sung Fluor dạng nhỏ giọt cho trẻ. Hiện nay, Fluor đã được bổ sung trong sản phẩm Buonavit D3F – thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D3 và Fluor chuyên biệt cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi.

Buonavit D3F đến từ Italy và đã được lưu hành rộng rãi tại các quốc gia Châu Âu:

  • Bổ sung vitamin D3 dễ hấp thu, hiệu quả cao.
  • Tăng khả năng hấp thu canxi giúp xương chắc khỏe, thúc đẩy phát triển chiều cao.
  • Bảo vệ răng và men răng, hạn chế sâu răng. Fluor nhỏ giọt cho tác dụng bảo vệ tại chỗ.
  • Vị siro ngọt không cay dễ uống.
  • Sử dụng cho trẻ ngay từ khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Bảo vệ răng con yêu NGAY TẠI ĐÂY: Buonavit D3F — Bổ sung vitamin D3 và Flour

Tham khảo thêm: 2 Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn mà ba mẹ cần phải biết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline