Những điều có thể bạn chưa biết về sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến nhất trong số các vấn đề về răng miệng của các bé. Tuy nhiên, hầu hết các bé không tự ý thức được vấn đề này, dẫn tới răng bị phá hủy. Vậy vì sao trẻ bị sâu răng? Làm thế nào để phòng tránh sâu răng ở trẻ? 

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Nguyên nhân vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng

Như chúng ta đều biết, ăn nhiều kẹo hoặc đồ ngọt chính là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng ở trẻ em. Nhưng vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Thức ăn thừa bám trên răng sau một thời gian sẽ biến thành các vi khuẩn có hại. Những vi khuẩn này kết hợp với nước bọt trong miệng tạo thành các mảng bám trên răng. Khi bé ăn nhiều thức ăn có chứa tinh bột và đường, các chất có trong thức ăn sẽ kết hợp với các mảng bám trên răng tạo thành acid. Acid này sẽ ăn mòn men răng, tạo thành các lỗ thủng li ti trên răng. Dần dần, răng sẽ bị ăn mòn (sâu răng) nếu như không được khắc phục kịp thời.

Những điều có thể bạn chưa biết về sâu răng ở trẻ em

Thức ăn thừa kết hợp với vi khuẩn tạo nên các mảng bám và gây ra sâu răng

Một số biểu hiện của sâu răng ở trẻ em

+ Bé bị ê buốt răng, nhức răng trong thời gian dài
+ Hơi thở của bé có mùi hôi khó chịu
+ Răng của bé xuất hiện đốm ngà hoặc đốm đen, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Khi bé có một trong số các biểu hiện trên, bố mẹ cần đưa bé tới ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Những tác hại không ngờ khi trẻ bị sâu răng

+ Hậu quả dễ nhận thấy nhất khi bé bị sâu răng là cảm giác ê buốt, đau nhức dữ dội ở vị trí răng sâu. Trẻ có thể sẽ quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, sụt cân.

+ Nếu tình trạng sâu răng không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể ăn mòn hết răng, gây viêm xương hàm, áp xe và ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong khoang miệng. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ bị viêm tủy răng, lây lan sang các răng khác hoặc phát triển thành các ổ nhiễm trùng, rất nguy hiểm.

+ Khi nhiễm khuẩn quanh cuống răng, trẻ có thể bị rối loạn khớp thái dương – hàm, đau đầu, rối loạn ở tim, thận…

+ Sâu răng ở trẻ còn làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu, khiến trẻ ngại tiếp xúc, tự ti khi nói chuyện.

+ Sâu răng kéo dài gây mất răng, ảnh hưởng tới việc nhai thức ăn và ảnh hưởng tới cả hình dáng khuôn mặt của bé sau này.

Những điều có thể bạn chưa biết về sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ em có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe mà chúng ta không lường trước được

Điều trị sâu răng ở trẻ em như thế nào?

Tùy vào tình trạng răng mà các bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa sâu răng cho trẻ phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ bôi gel fluoride hoặc trám lên răng sâu của bé một lớp thuốc để bị kín phần răng bị tổn thương. Việc làm này sẽ tránh được tình trạng lây lan vi khuẩn sang các răng khác của bé. Đồng thời, khi răng được trám, bé sẽ hết đau buốt khi nhai thức ăn. Đối với các bé bị sâu răng nặng hơn, các nha sĩ sẽ nạo sạch ngà vụn, khử trùng, sau đó trám lại chỗ bị sâu. Nếu răng của bé không còn khắc phục được, nha sĩ buộc lòng phải nhổ bỏ răng của bé, trường hợp xấu nhất có thể phải thay cả tủy răng.

Cách ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em

+ Bổ sung vitamin D cho trẻ từ sớm để xương và răng chắc khỏe. Nên chọn bổ sung D3 thay vì các sản phẩm D (D2) thông thường vì vitamin D3 được hấp thu tốt hơn và cho hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, sản phẩm nên được bổ sung thêm fluoride để tăng tác dụng.

Tham khảo: Vitamin D cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

+ Tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Mẹ cần hướng dẫn bé chải răng đúng cách để lấy sạch các mảng bám trên răng, nhất là sau khi bé ăn nhiều kẹo hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường.

+ Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp để bé cảm thấy thoải mái và không bị đau khi đánh răng.

+ Cho bé sử dụng loại kem đánh răng có hàm lượng fluoride phù hợp với trẻ em.

+ Cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng. Đồng thời, mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và các chất có hại cho răng như bánh kẹo ngọt, nước có gas,…

Tham khảo:

Buonavit D3F – Bổ sung vitamin D3 và Flour cho trẻ cao lớn, xương răng chắc khỏe

2 Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn mà ba mẹ cần phải biết

Trên đây là những điều cần biết về tình trạng sâu răng ở trẻ em. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ chăm sóc thật tốt cho hàm răng của bé để bé có những nụ cười thật xinh!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline