Trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài nguyên nhân do đâu? Cần phải làm gì

Khi trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài, nhiều mẹ sẽ thấy trẻ vẫn vui chơi bình thường nhưng có một khoảng thời gian dài không đi ngoài. Điều này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa hay là sự phát triển toàn diện của trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử lý hiệu quả thông qua bài viết sau đây.

1/ Nguyên nhân trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài là gì

Trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài là hiện tượng mà trẻ không có cảm giác muốn đi ngoài hoặc không thể đi ngoài nếu không sử dụng các biện pháp hỗ trợ. Đây có thể coi là tình trạng táo bón chức năng khi nguyên nhân thường được xác định là do các thói quen sinh hoạt, chế độ ăn không đảm bảo … Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến tình trạng ngày càng nặng, khó điều trị khi phản xạ đi ngoài giảm đi đáng kể.

Để hiểu hơn về tình trạng này, ta có thể tham khảo một số nguyên nhân dẫn đến trẻ mất phản xạ đi ngoài như sau:

Do trẻ chưa ý thức được việc đi ngoài

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng đây là điều kiện sinh lý bình thường, trẻ có thể hoàn toàn tự đi ngoài dẫn đến một số trẻ không được hướng dẫn đúng cách. Việc không được luyện tập đi ngoài với tần suất, thời gian sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhu động tiêu hóa khiến trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài bình thường.

Do trẻ ham chơi, nhịn đi ngoài

Trẻ ham chơi, mải chơi dẫn đến tình trạng quên và dần dần phản xạ đi ngoài sẽ bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng khi trẻ phát triển.

trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài

Nguyên nhân dẫn đến trẻ mất phản xạ rặn có thể là do trẻ mải chơi, nhịn đi ngoài

Do trẻ nhịn đi ngoài

Một số ảnh hưởng về tâm lý cũng sẽ dẫn đến việc bé mất phản xạ ị tự nhiên. Những mối lo khiến trẻ sợ hãi, không thoải mái có thể là: nhà vệ sinh không sạch; hoặc trẻ bị táo bón, đau rát hậu môn khiến trẻ cảm thấy đau, sợ đi ngoài, không muốn đi đại tiện.

Khi trẻ nhịn đi ngoài càng lâu, phân sẽ bị lắng đọng bên trong đại tràng, bị hút nước để tái hấp thu nên sẽ càng khô, cứng, kích thước phân khi bị chèn ép sẽ lớn lên. Lúc này, đại tràng sẽ thay đổi bằng cách giãn ra để chứa đựng phân khiến cơ thể trẻ dần trở nên quen với việc tồn tại một khối lượng phân lớn. Từ đó, cơ thể trẻ sẽ mất dần cảm giác buồn đi ngoài, mất phản xạ rặn đi ngoài tự nhiên.

Do lạm dụng dụng cụ để thụt hậu môn

Các trường hợp trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài phổ biến nhất phải kể đến việc mẹ thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc dụng cụ để thụt hậu môn khi trẻ không đi ngoài. Việc lo lắng khi trẻ không thể tự đi ngoài này đã vô tình khiến trẻ trở nên thụ động, mất dần cảm giác tự nhiên muốn đại tiện. Tình trạng này để lâu ngày rất khó để điều chỉnh nên mẹ cần hiểu rõ về công dụng của việc hỗ trợ này nhằm giúp trẻ có quá trình tiêu tốt nhất, không gây hại cho trẻ.

2/ Cách giúp con lấy lại phản xạ rặn đi ngoài

Khi thấy trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài, cách tốt nhất để giúp con lấy lại phản xạ đó chính là tập luyện cho trẻ. Chỉ có cách này mới có thể giúp trẻ tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ toàn diện nhất. Cụ thể:

– Chuẩn bị không gian nhà vệ sinh sạch sẽ, không bẩn để tạo cảm giác thoải mái nhất cho trẻ.

– Lựa chọn bô ngồi cho trẻ phù hợp với từng lứa tuổi. Với trẻ còn nhỏ thì nên là các loại bô nhựa hoặc thiết bị đặt trên bồn cầu sao cho trẻ cảm thấy dễ chịu trong suốt quá trình ngồi đại tiện.

– Mẹ có thể nói chuyện với trẻ, giải thích cho trẻ rằng đây là quá trình bình thường của cơ thể, trẻ cần ngồi bô trong một khoảng thời gian nhất định để đào thải phân ra bên ngoài. 

– Tuyệt đối không cho trẻ xem điện thoại, chơi đồ chơi bởi có thể khiến trẻ giảm tập trung, phân tâm và quên mất khả năng tự đi ngoài của mình.

– Luyện tập với tần suất và thời gian cố định trong ngày. Trong một số trường hợp, mặc dù trong thời điểm đó trẻ không đi ngoài nhưng vẫn cần rèn luyện theo đúng lịch trình để nhằm xây dựng cho trẻ thói quen, tự ý thức được việc đi ngoài của mình.

– Nên tập luyện cho trẻ với sự kiên trì, có thể là 1 tuần, 2 tuần thậm chí cả tháng để giúp trẻ cải thiện được tình trạng trẻ mất phản xạ đi ngoài tốt nhất.

trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài

Tập luyện khi đi ngoài là cách để giúp con lấy lại phản xạ rặn đi ngoài tốt nhất

3/ Cần làm gì để bé đi ngoài khi mất phản xạ rặn

Việc xử lý khi trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài không chỉ giúp trẻ tiêu hóa tốt mà còn là những giải pháp giúp trẻ phòng chống táo bón hiệu quả. Một số điều mẹ cần làm trong trường hợp này có thể kể đến như sau:

Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ. Khi trẻ bị táo bón, mẹ cần tăng lượng chất xơ có trong rau, củ, quả, giảm thiểu các loại chất béo có trong thực đơn cho trẻ. 

Một số loại rau xanh chứa hàm lượng chất xơ dồi dào mà mẹ có thể tham khảo như: súp lơ, rau cải xanh, … các loại hoa quả như: cam, xoài, lê, kiwi… 

Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng món ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập khiến trẻ bị ngộ độc, dị ứng, rối loạn khuẩn đường ruột gây ra táo bón, tiêu chảy, …

Rèn luyện thói quen đi ngoài cho trẻ

Như đã đề cập ở trên, khi trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài thì cách tốt nhất bên cạnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt đó là mẹ nên rèn luyện thói quen rặn đi ngoài cho trẻ. Quá trình này sẽ mất thời gian và công sức nên cần sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng để hướng dẫn trẻ lấy lại phản xạ tốt nhất.

Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và dụng cụ hỗ trợ đi ngoài

Điều này không được khuyến khích bởi sẽ gia tăng đáng kể tình trạng mất phản xạ đi cầu ở trẻ nhỏ. Không nên quá lạm dụng mà chỉ dùng một số lần nhất định khi trẻ không đi ngoài trong thời gian dài (3 đến 5 ngày) và sau khi sử dụng thì bố mẹ nên tìm một cách khác để giúp trẻ đại tiện thay vì quá ỷ lại vào các công cụ hỗ trợ. 

Cho trẻ sử dụng men vi sinh đường ruột

Việc sử dụng men vi sinh đường ruột sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tối đa tình trạng táo bón, tiêu chảy, khó đi ngoài ở trẻ. Simbiosistem Bustine có thành phần từ hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 và Lactobacillus plantarum Lp-115 có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị loạn khuẩn đường ruột như: táo bón, đau bụng, kém hấp thu… Với việc có thể bổ sung chất xơ, quá trình đi ngoài của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn, trẻ sẽ tạo cho mình những thói quen, giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ mất phản xạ rặn khi đi ngoài.

trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài

Simbiosistem Bustine có dạng gói đơn liều tiện dụng, hỗ trợ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đi ngoài hiệu quả và an toàn

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Với các trường hợp mất phản xạ đi cầu mà mẹ không thể tập được cho trẻ trong thời gian kéo dài, cách tốt nhất đó là mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho trẻ.

Hy vọng rằng bài viết về trẻ mất phản xạ rặn đi ngoài đã đem đến những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ của các mẹ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được do nguyên nhân nào?

Bé sợ đi ngoài – Mẹ phải làm sao?

Cách tập cho bé đi ị đúng giờ hiệu quả nhanh chóng tại nhà

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline